Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nét độc đáo của triển lãm chào đón Nhật hoàng

Thứ tư, 01/03/2017 - 12:04

(Thanh tra) - Để chào đón chuyến thăm lịch sử của Nhật hoàng đến Cố đô Huế vào ngày 3/3 tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức triển lãm với chủ đề “Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử”, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Triển lãm đa phần trưng bày các đồ vật quý hiếm bằng sứ. Ảnh: N.H

Triển lãm là hoạt động nhằm chào mừng chuyến thăm lịch sử của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đến Cố đô Huế vào đầu tháng 3/2017.

 Chiếc đĩa gốm Hizen của Nhật Bản thế kỉ 17. Ảnh: N.H

Quan hệ ngoại giao, thương mại Nhật - Việt hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 16, nhất là trong thời kỳ mậu dịch châu ấn thuyền - thời kỳ chính quyền Nhật Bản đã cấp châu ấn trạng cho nhiều thuyền buôn đến buôn bán, giao thương Việt Nam. Thuyền buôn Nhật Bản nhập khẩu đồ sứ, đại bác, thuốc súng, giấy, các loại khoáng sản… và mua đồ gốm, trầm hương, tơ tằm, các loại nông sản từ Việt Nam về Nhật Bản.

Trầm hương ở Đàng Trong là một trong những mặt hàng được thương nhân Nhật Bản ưa chuộng thời bấy giờ. Ảnh: N.H

“Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử” giới thiệu bộ sưu tập gốm Hizen hoa lam, bộ sưu tập đồ sứ đại diện cho bốn dòng đồ sứ màu nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ 17 - 18 (bao gồm: Kakiemon, Imari, Kutani và Nabeshima) và sưu tập gương đồng Nhật Bản do dòng họ Fujiwara lừng danh ở Nhật Bản chế tác vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.

Sừng tê giác ở Đàng Trong là một trong những mặt hàng được thương nhân Nhật Bản thời kỳ thương mại châu ấn thuyền tìm mua để nhập khẩu vào Nhật Bản. Ảnh: N.H

Triển lãm còn giới thiệu các cổ vật của Việt Nam từng là những mặt hàng được thương nhân Nhật ưa chuộng; một số văn thư trao đổi giữa chính quyền chúa Nguyễn với chính quyền Nhật Bản vào đầu thế kỷ 17; những văn bản mua bán hàng hóa giữa thương nhân Nhật Bản với thương nhân Việt Nam và phiên bản 3 bức tranh cuộn nổi tiếng phản ánh mối quan hệ thương mại mật thiết Nhật - Việt trong các thế kỷ 17 - 18.

Gương đồng Nhật Bản. Ảnh: N.H

“Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử” sẽ là điểm trưng bày thú vị, hấp dẫn đối với du khách tham quan, nghiên cứu, học tập.

Ngọc Hưng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm