Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Múa rối nước lại “sáng đèn” đón khán giả thành phố mang tên Bác

Thứ năm, 01/04/2021 - 18:30

(Thanh tra)- Sau nhiều lần phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, múa rối nước tại Thành phố Hồ Chí Minh đã “sáng đèn” đón khán giả với những suất diễn đặc sắc.

Ảnh minh họa: Internet

Sự trở lại của múa rối nước là tín hiệu vui, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà hát, đơn vị nghệ thuật.


Với 2 chủ đề “Trâu vàng nghinh tiếp” và “Cá chép hóa rồng”, sân khấu múa rối nước Rồng Phương Nam mở màn đón khách vào các ngày cuối tuần tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh với 2 suất/ngày.

Theo đạo diễn Lê Diễn, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, múa rối nước là một trong những loại hình nghệ thuật dân tộc cần được đầu tư, gìn giữ và quảng bá sâu rộng. Với thế mạnh là đội ngũ diễn viên giỏi, tư duy sáng tạo, nhà hát luôn tìm kiếm hình thức dàn dựng mới lạ và phát triển đúng hướng loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Thành phố Hồ Chí Minh còn có sân khấu rối nước Rồng Vàng của ông Huỳnh Anh Tuấn - đại diện Sân khấu Kịch Idecaf; sân khấu rối nước tại Vườn Hồng ở Khách sạn Rex, sân khấu rối nước tại Công viên Văn hóa Đầm Sen... Những điểm diễn này đều đã sáng đèn với các tiết mục mang bản sắc riêng.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhà chuyên môn, cách làm của các sân khấu rối nước tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện chưa thực sự bài bản, vẫn còn bất cập và chạy theo thị hiếu đám đông.

Từng có hơn 40 năm kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, sân khấu, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Minh Ngọc cho biết, sau cuộc kết hợp giữa rối nước và cải lương của đạo diễn Hồng Phúc, đến nay đã có thêm một số dự án của đạo diễn trẻ muốn “se duyên” rối nước với nhiều loại hình nghệ thuật kết hợp công nghệ hiện đại.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi đầu tiên đầu tư sân khấu thủy đình, sử dụng robot múa rối tự động, điều khiển từ xa để phục vụ múa rối nước. Đó không chỉ là sân chơi bổ ích mà còn là một cách bày tỏ lòng yêu mến của thế hệ trẻ đối với loại hình văn hóa dân gian.

Theo Nghệ sỹ Nhân dân Trần Minh Ngọc, xã hội ngày càng phát triển thì để đưa văn hóa Việt Nam vươn tầm thế giới, các bộ môn nghệ thuật, trong đó có múa rối nước, cần được đầu tư nhiều hơn.

Nghệ nhân Phùng Quang Oánh, người đã có kinh nghiệm 25 năm trong việc tạo hình hàng ngàn nhân vật rối nước để phục vụ các gánh diễn trong Nam, ngoài Bắc, cũng cho rằng múa rối nước không phải chỉ sôi động ở các tỉnh miền Bắc mà cần tạo sức hút ở nhiều vùng miền. Đặc biệt, cần đánh thức sự sáng tạo từ người làm nghề, biết vận dụng hiệu quả công nghệ làm cho các tiết mục lung linh tỏa sáng, tạo nét đẹp và thăng hoa cảm xúc cho người xem.

Ở góc độ cố vấn chuyên môn, theo Nghệ sỹ Nhân dân Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh, đối với múa rối nước, các nghệ sỹ cần tìm tòi những đề tài mới, mang tính thời sự, hấp dẫn. Ngoài những tích trò cổ, cũ cần cách tân để tạo ra tích trò mới với mục đích là khán giả trẻ có sự tương tác nhiều hơn với nội dung câu chuyện. Bên cạnh đó, múa rối nước không chỉ dừng lại ở yếu tố giải trí mà cần được nâng tầm lên thành tác phẩm mang giá trị tư tưởng, nhân văn, những trò diễn hóm hỉnh nhưng phải sâu sắc, đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.

Thu Hương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm