Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 06/04/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Làng gốm Bàu Trúc là địa điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tuyệt đẹp và kỹ thuật nung nấu đỉnh cao, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến nay. Qua nhiều biến cố, thăng trầm, hiện gốm Bàu Trúc là sản phẩm rất được ưa thích và nhiều người đặt mua.
Làng gốm Bàu Trúc là điểm đến ưa thích của người dân và du khách. Ảnh: Thanh Hòa
Gốm Chăm Bàu Trúc phát triển thăng hoa
Cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi làng này là một trong số những ngôi làng cổ nhất ở Đông Nam Á. Đồng thời, cũng là làng duy nhất làm gốm hoàn toàn bằng tay.
Anh Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc Hợp tác xã Gốm Chăm Bàu Trúc (HTX) cho biết: Nhiều năm trước đây, sản phẩm gốm Bàu Trúc phát triển rất khó khăn, do các nghệ nhân làm ra sản phẩm nhưng ít người mua. Đời sống nhân dân làm gốm lúc bấy giờ cũng khó khăn rất nhiều, nhưng phần lớn họ vẫn bám trụ với nghề.
Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm trở lại đây, sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc bán rất chạy, có nhiều lúc “cháy hàng” do sản phẩm làm ra không kịp cung cấp các khu du lịch, điểm du lịch đặt mua. Do sức hút của nghề gốm, lượng khách về làng gốm Bàu Trúc tham quan ngày càng đông và khách mua sản phẩm gốm tăng mạnh. Đầu năm 2018, Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Eurowindow Nha Trang - Công ty thành viên của Eurowindow Holding đến đặt vấn đề ký kết đưa khách tham quan, tìm hiểu cách làm gốm tại làng gốm Bàu Trúc. Công ty này cũng tìm hiểu năng lực sản xuất tại làng nghề để hợp tác sản xuất một số sản phẩm gốm trang trí tại khu du lịch nghỉ dưỡng mang chuẩn 5 sao quốc tế Movenpick Resort Cam Ranh và Radisson Blu Resort Cam Ranh, lô hàng trị giá hơn 1,8 tỷ đồng. Gần 1 năm rưỡi dồn tâm lực, giữa năm 2019, toàn bộ lô hàng hoàn thành đúng thời gian và được đánh giá rất cao.
Điểm đặc biệt của nghề làm gốm Bàu Trúc chính là phương pháp làm gốm thủ công, mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Ở nhiều làng nghề, người ta thường dùng các bàn xoay để nặn gốm. Tuy nhiên ở đây, các nghệ nhân gốm dùng chính đôi tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Chính vì điều đặc biệt đó mà gốm Bàu Trúc đã được rất nhiều du khách, người dân quan tâm. Làng gốm Chăm Bàu Trúc hiện nay có khoảng 400 hộ gia đình, trong đó có trên 80% hộ gia đình vẫn tiếp tục theo nghề gốm. Ngay giữa trung tâm làng gốm là khu vực trưng bày với rất nhiều chủng loại khác nhau từ bình hoa, ấm nước cho đến nồi niêu, chum vại… Đặc biệt, ở đây có những tháp tượng mô phỏng vũ nữ Apsara độc đáo.
Theo anh Thuần, gốm Bàu Trúc hiện nay đang ở giai đoạn thăng hoa nhất khi các sản phẩm liên tục có mặt tại các khu biệt thự, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sang chảnh 4 sao, 5 sao mang đẳng cấp trong nước và quốc tế tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
“Hiện nay, gốm Bàu Trúc cũng được du khách quốc tế đến từ: Nga, Mỹ, Ý và Nhật Bản yêu thích. Điều đáng mừng hơn nữa là ngoài việc xuất bán qua các trung gian phân phối, đến thời điểm này, HTX đã có những lô hàng được ký kết và xuất khẩu thông qua hợp tác trực tiếp cho đối tác nước ngoài”, anh Thuần vui vẻ nói.
Sản phẩm du lịch quan trọng
Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghệ thuật làm gốm truyền thống Bàu Trúc vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Kể từ đó đến nay, làng gốm Bàu Trúc đang có những bước “chuyển mình” phát triển bền vững khi sản phẩm gốm làm ra ngày càng nhiều và người đặt mua tăng lên.
Nghệ nhân gốm Bàu Trúc Đàng Thị Gạch cho biết: “Đã già rồi, nhưng tôi say nghề chú ạ! Một ngày có thể bỏ ăn, nhưng bỏ làm gốm thì không thể, thấy thiếu hụt điều gì đó thiêng liêng. Tuy tuổi cao sức yếu, nhưng tham gia làm gốm vẫn có thu nhập 200 - 300 nghìn/ngày. Kiếm được tiền từ nghề mình yêu thích vui lắm. Không phải phụ thuộc con cháu, lo lắng cho mình nữa. Mà làm gốm bao năm không phải vì vấn đề mưu sinh, mà là không thể bỏ nó, không thể bỏ các giá trị văn hóa gốm Bàu Trúc được”. Không chỉ bà Gạch, mà nhiều nghệ nhân gốm cũng bày tỏ tình yêu với nghề và chính nghề gốm đang cho họ nguồn thu nhập ổn định, kinh tế gia đình ngày càng tăng.
Ông Võ Đức Khang, Chủ tịch UBND thị trấn Phước Dân, Ninh Phước cho biết: "Hiện nay, địa phương đang quy hoạch 4ha lấy đất làm gốm. Qua đó, mở rộng quy mô sản xuất cho các nghệ nhân và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gốm Bàu Trúc. Còn ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết: Trong vài năm trở lại đây, khách du lịch đến Ninh Thuận tăng nhanh, đây là tín hiệu rất đáng mừng. Sở cũng đã xây dựng nhiều tour, tuyến du lịch tham quan các làng nghề, đặc biệt là làng nghề gốm Bàu Trúc.
“Làng gốm Bàu Trúc hiện nay là điểm đến ưa thích của đông đảo du khách. Nghề gốm Chăm Bàu Trúc trở thành sản phẩm du lịch quan trọng của địa phương, thu hút du khách, phát triển du lịch bền vững”, ông Hòa nói.
Thanh Hòa
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.
N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024(Thanh tra) - Sáng 22/11, giải chạy địa hình LAAN Ulltra Trail 2024 và hành trình chinh phục đỉnh cao do Công ty Cổ phần Lâm An Lạc Dương tổ chức đã chính thức khai mạc.
Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Lê Hữu Chính
08:59 22/11/2024Thái Hải
21:03 21/11/2024N. Phê - L. Bình
16:20 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân