Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 09/02/2024 - 13:30
(Thanh tra)- “… Em có về xứ Nghệ với anh không/Ϲó dòng sông tuổi thơ anh lặn lội/Ϲâu dân ca bắt nguồn từ đồng ruộng/Để ai xa luôn vẫn nhớ về quê/Nặng nghĩa ân tình câu ví giặm người ơi…”. Đó là những câu hát Ví, Giặm ngọt ngào, sâu lắng của xứ Nghệ mà mỗi dịp đi xa lại bồi hồi, xao xuyến nhớ thương.
Đi xa, là hồi tưởng về điệu Ví, câu hò, về dòng Lam, núi Hồng, về cảnh non nước hùng vĩ hữu tình. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Xứ Nghệ được biết đến là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Theo dòng chảy của thời gian, người dân nơi đây đã sáng tạo và lưu giữ được một nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng với nhiều thể loại đặc sắc, trong đó có dân ca Ví, Giặm.
Chắc hẳn, người dân xứ Nghệ đều mang trong mình mạch nguồn câu Ví từ trong nôi, là tiếng ầu ơ của bà, của mẹ cho đến khi trưởng thành. Đi xa, người ta cứ hồi tưởng về điệu Ví, câu hò, về dòng Lam, núi Hồng, về cảnh non nước hùng vĩ hữu tình, về chén nước chè xanh mà thấm tình làng nghĩa xóm. Ví, Giặm đơn giản vậy thôi nhưng sâu lắng tận đáy lòng, xa là bồi hồi thương nhớ, gần là nặng nghĩa ân tình…
Tháng 7/2023, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo tổ chức Festival Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh với chủ đề “Ví, Giặm - Tinh hoa tỏa sáng”. Đây là dịp để dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh hội tụ và tỏa sáng, khẳng định sự phong phú, đa dạng của di sản. Đồng thời, thể hiện sự gặp gỡ, giao thoa, gắn kết và lan tỏa của loại hình nghệ thuật này giữa các vùng, miền, địa phương trong liên chuỗi nhiều hoạt động nghệ thuật khác.
Một lần nữa Ví, Giặm xứ Nghệ khẳng định rõ tính đa dạng, phong phú, sức lan tỏa của di sản trong cuộc sống đương đại, quảng bá hình ảnh địa phương, tạo thương hiệu cho du lịch xứ Nghệ...
Bởi thế mà trước thời khắc chuẩn bị về với thế giới người hiền, Bác Hồ kính yêu của chúng ta muốn được nghe một làn điệu dân ca đậm tình quê hương, đó là những câu hò, điệu Ví, những bài hát dân ca xứ Nghệ ngọt ngào mẹ ru của tuổi ấu thơ.
Trải qua hàng trăm năm, di sản dân ca Ví, Giặm được trao truyền kế thừa bổ sung sáng tạo để thích ứng tốt hơn với môi trường, hoàn cảnh xã hội và điều kiện lịch sử mới. Trong những năm đấu tranh giải phóng đất nước, bên cạnh những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ngay từ những ngày đầu cách mạng, khi đất nước còn nhiều gian khó, nhưng nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật cách mạng từng bước được đầu tư hiệu quả, phát huy, phục vụ sự nghiệp cách mạng trong suốt nhiều thập kỷ qua. Trong đó, Ví, Giặm đã góp phần làm phong phú, đa sắc màu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Cách đây hơn 9 năm, ngày 27/11/2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều này đã trở thành niềm tự hào quốc gia và của nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, là dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, nâng cao tầm nhìn cho cộng đồng trong nước và quốc tế đối với một di sản đặc sắc văn hóa của một vùng.
Các câu lạc bộ (CLB) dân ca Ví, Giặm ra đời đã trở thành mô hình sinh hoạt tập thể, hướng tới việc lưu giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng thời nuôi dưỡng, ươm mầm những tài năng cho nghệ thuật truyền thống, nhất là thế hệ trẻ. Điều này thể hiện được nguyện vọng cũng như cam kết của chính quyền và cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm.
Điển hình có CLB Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội hay CLB Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phía Nam. Hàng năm các CLB thường tổ chức gặp mặt để những người con xứ Nghệ nói riêng và những người yêu dân ca Ví, Giặm nói chung cùng nhau tôn vinh những giá trị di sản văn hoá phi vật thể, từ đó góp phần cổ vũ, bồi đắp thêm tình yêu, ý thức và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
Tôn vinh, lan tỏa một di sản
Không khó để nhận ra rằng dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã và đang được mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đón nhận bởi những giá trị bất hủ của nó. Đây chính là động lực to lớn để loại hình văn hóa đặc sắc này ngày càng phát triển và sống mãi với thời gian, đóng góp cho nền văn hóa Việt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương, đất nước trong thời đại mới.
Mới đây, ngày 23/11/2023, CLB Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023) và 9 năm UNESCO vinh danh dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tại đây, ông Hoàng Xuân Lương, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ An tại Hà Nội khẳng định: Đây là dịp để những người con xứ Nghệ nói riêng và những người yêu dân ca Ví, Giặm nói chung cùng nhau tôn vinh những giá trị di sản văn hoá phi vật thể, từ đó góp phần cổ vũ, bồi đắp thêm tình yêu, ý thức và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
Tuy là vậy, nhưng việc bảo tồn di sản văn hóa này đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức như: Nguồn lực đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm vẫn chưa tương xứng; sự kết nối chặt chẽ, thống nhất trong việc triển khai các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản này giữa 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh còn chưa cao; sức lan tỏa, sức sống của di sản trong cộng đồng chưa thực mạnh mẽ, bền vững như kỳ vọng.
Với mong muốn trong tương lai dân ca Ví, Giặm thật sự được lan tỏa và trường tồn, trách nhiệm của những người đam mê và làm công tác văn hóa, không chỉ là tình yêu đối với làn điệu Ví, Giặm quê nhà, mà phải cố gắng làm thế nào để góp phần vào sự nghiệp gìn giữ nền văn hóa dân tộc dân gian Việt Nam trong đó có Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Cùng với đó là xây dựng dân ca Ví, Giặm thành sản phẩm đặc trưng của xứ Nghệ, phát triển mạng lưới cung cấp các sản phẩm văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại các khu, điểm văn hóa trong cộng đồng, thiết kế các khu du lịch về miền Ví, Giặm.
Trong hành trình để dân ca Ví, Giặm trường tồn, tỏa sáng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết sẽ luôn đồng hành, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với ban, bộ, ngành, UBND các cấp, các cơ quan liên quan, cộng đồng địa phương để thực hiện tốt Chương trình Hành động quốc gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm.
Yêu dân ca Ví, Giặm là cội nguồn của tình yêu đối với quê hương đất nước. Giữ gìn và phát huy những làn điệu dân ca Ví, Giặm cũng là giữ gìn và phát huy cốt cách của người dân xứ Nghệ, của dân tộc Việt Nam...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị “Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc”.
Phương Anh
21:55 22/11/2024(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.
N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Lê Hữu Chính
08:59 22/11/2024Thái Hải
21:03 21/11/2024Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải