Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 10/11/2012 - 07:19
(Thanh tra) - Ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội cũng có một “Bảo tàng kỷ vật chiến tranh”. Đây còn là nơi sinh hoạt Câu lạc bộ của những cựu chiến binh quân khu Trị Thiên, đồng đội một thời khói lửa của ông Nguyễn Mạnh Hiệp.
Tập sách ông Nguyễn Mạnh Hiệp xuất bản tặng riêng cho các đồng đội trong trung đoàn
Bảo tàng rộng chừng 30m2, vốn là sân vườn chơi cây cảnh của ông. Bên trong đặt các tủ kính bày hiện vật, ngoài cửa là chiếc vỏ đạn 500 kg và 2 quả đạn 175 mm, “vua chiến trường” một thời của quân đội Mỹ. Tuy không được rộng lắm nhưng nó lại lưu giữ “quá dài” một giai đoạn lịch sử oai hùng của đất nước, dân tộc. Trong các dãy tủ kính trưng bày có đầy đủ vật dụng thời chiến của quân đội 2 phía: Chiếc cạp lồng, hộp đựng thuốc, dây lưng, điện thoại, máy tra tấn điện, cuốn hồi ký...
Đặc biệt, ông có cả nghìn bức ảnh sinh động về thời kỳ chiến tranh chống Mỹ chưa từng công bố, trong đó có cả bức ảnh chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh. Trong những năm tháng đi thu thập các kỷ vật đó, có những người bạn chiến đấu biết tâm nguyện của ông cũng mang những kỷ vật cũ mình đưa nhờ ông cất giữ.
Từng kỷ vật trong căn bảo tàng tư nhân này đều gắn với nó là một câu chuyện thời chiến của nhiều nhân chứng lịch sử đi ra từ bom đạn khói lửa. Ký ức của 30 - 40 năm về trước như ập về khi lại được nghe những chia sẻ, những nỗi niềm tâm sự trên nền nhạc tiền chiến mà ông Hiệp mở bằng chiếc máy casset cũ.
" Chiếc máy chiếu phim của điện ảnh quân đội"
Câu chuyện với những người cựu chiến binh già này bắt đầu bằng chiếc điện thoại ở bàn chỉ huy quân sự. Tất cả cùng ngồi quây quần bên chiếc bàn sắt cùng chiếc máy bộ đàm. Các bác đang tái hiện lại cuộc họp kín của bộ chỉ huy quân ta bàn kế hoạch tác chiến với địch.
Rồi chủ nhân của bảo tàng lần lượt chỉ cho chúng tôi xem những kỷ vật mà ông đã tốn không ít tâm lực cộng với công sức, tiền của vào đó. Lý do lớn nhất để ông quyết định lập ra bảo tàng những kỷ vật chiến tranh này đó là ông muốn lưu giữ kỷ vật một cách sâu sắc nhất của những đồng đội kém may mắn đã hy sinh trong chiến trường.
Bởi vậy, suốt 20 năm lặn lội chiến trường xưa và lân la các cửa hàng phế liệu, ông đã thu thập được biết bao kỷ vật mà có lẽ hiện nay nó đều đã trở thành những đồ cổ. 20 năm lặn lội, 20 năm ấp ủ, “bảo tàng” của ông mới vừa được khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân 22/12 năm ngoái.
Năm 2009, trong lần lặn lội tìm kiếm, thấy vỏ quả bom 500 kg từ Khe Sanh (Quảng Trị) nhưng tiền không còn, ông phải vay mượn bạn bè để thuê xe tải từ Hà Nội vào tận nơi chở về. Rồi cả chiếc máy chiếu phim của điện ảnh quân đội, mang vào phục vụ cho bộ đội trong chiến trường, thùng đựng phim, những cuốn phim chạy bằng quay tay… Ngày đó, đây là “món ăn tinh thần” mà những người lính ngoài mặt trận như các ông đều mê mẩn vô cùng.
Mặt nạ chống độc trong chiến trường
Mặt trận Trị Thiên hồi đó nhiều khó khăn, thiếu thốn lương thực, vũ khí. Kẻ địch tập trung hỏa lực ngày đêm đánh phá, nhiều đồng đội bị thương nặng và hy sinh, bản thân ông cũng là thương binh hạng 4/4.
Những trận đánh trong ký ức của ông và các đồng đội ngồi đây như vẫn còn nguyên vẹn từ cảm giác hừng hực cho đến sự sục sôi. Nó như vẫn còn đọng trong hơi thở của những người cựu chiến binh già này.
Ông Hiệp nhớ lại trận đánh tại đồi Abia, còn có tên là Đồi Thịt Băm. Trận chiến ấy vốn có cái tên lãng mạn là “Tuyết rơi trên đỉnh núi” nhưng sau đó đã bị quân ta biến thành “Máu rơi trên đỉnh núi”. Bởi vậy, giờ phút nào ngồi trong bảo tàng của ông là giờ phút đó những người lính được “sống lại” trong chiến trường xưa.
Đây chỉ là góc nhỏ trong muôn vàn kỷ vật kháng chiến của những người cựu chiến binh này. Còn những ký ức về cuộc chiến, còn nghĩa tình đồng đội, những hy sinh mất mát không thể kể hết bằng lời… Tất cả những thứ đó, có lẽ thế hệ sau này muốn thấu hiểu được phải cần đến những con người tâm huyết như ông.
Thiện Vy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh