Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỷ niệm 2.300 năm ngày sinh của Tướng quân Cao Lỗ Vương

Nam Dũng

Thứ bảy, 29/04/2023 - 14:49

(Thanh tra) - Sáng 29/4, UBND huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, tổ chức Lễ hội Cao Lỗ Vương được tổ chức tại xã Cao Đức và xã Vạn Ninh. Đây là Lễ hội có ý nghĩa quan trọng kỷ niệm 2.300 năm ngày sinh của Tướng quân Cao Lỗ Vương và tổ chức Giải Vô địch Vật dân tộc toàn quốc năm 2023.

Lễ hội Cao Lỗ Vương năm 2023 là dịp để đông đảo con cháu dòng họ Cao Việt Nam và du khách thập phương trở về giao lưu gặp mặt. Ảnh: ND

Lễ hội Cao Lỗ Vương

Theo Ban Tổ chức, chương trình lễ hội chính thức được bắt đầu từ ngày 27/4/2023 đến hết ngày 1/5/2023 (tức là ngày 8/3 Âm lịch đến ngày 12/3 Âm lịch).

Mở đầu cho Lễ hội Cao Lỗ Vương, bắt đầu từ ngày 25/4 (tức ngày 6/3) Âm lịch, Ban Tổ chức cùng với chính quyền địa phương, đại diện họ Cao Việt Nam và các bậc chức sắc đã tổ chức mở cửa đình đón tiếp du khách thập phương đến với lễ hội.

Các cụ phụ lão của 8 thôn trên địa bàn xã Cao Đức và xã Vạn Ninhsắp xếp lễ vật, chỉnh trang đồ thờ tự, chuẩn bị đoàn rước theo đúng phong tục, tập quán và nghi lễ truyền thống tổ chức phần lễ trang trọng.

Song hành với lễ hội truyền thống là Giải Vô địch Vật dân tộc toàn quốc năm 2023 sẽ được tổ chức tại sới vật thuộc cụm di tích đền thờ Cao Lỗ Vương, xã Cao Đức với sự tham gia của 150 vận động viên của 14 đoàn từ khắp mọi miền Tổ quốc.

Lễ hội kỷ niệm 2.300 năm ngày sinh Tướng quân Cao Lỗ và Giải Vô địch Vật dân tộc toàn quốc năm 2023 sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Lễ rước của các thôn, nghi thức tế, lễ; biểu diễn của Nhà hát Chèo Việt Nam; biểu diễn của Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh; giao lưu nghệ thuật của các câu lạc bộ văn nghệ địa phương; thi đấu trong khuôn khổ Giải Vô địch Vật dân tộc lần thứ XXVII năm 2023.

Địa điểm tổ chức tất cả các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao nói trên đều diễn ra tại khu vực trung tâm lễ hội tại thôn Đại Trung, xã Cao Đức.

Lăng mộ danh Tướng quân Cao Lỗ tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, Bắc Ninh

Danh tướng Cao Lỗ là ai?

Năm 2013, Hội thảo khoa học “Cao Lỗ - Danh tướng thời dựng nước”, được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu, trường học, cơ quan quản lý văn hóa và tổ chức xã hội của các ngành khoa học liên quan.

Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Bắc Ninh cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự hội thảo, lắng nghe ý kiến của các nhà sử học và phát biểu tôn vinh công lao của Danh tướng Cao Lỗ.

Các tham luận tại hội thảo đã tập trung làm rõ các chủ đề như vai trò của Danh tướng Cao Lỗ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc, cống hiến của Cao Lỗ trong chế tạo sử dụng vũ khí cung nỏ thời An Dương Vương; sự tôn thờ Cao Lỗ Vương và truyền thống phát triển cộng đồng địa phương trong quá khứ và hiện tại, sự nghiệp Danh tướng Cao Lỗ và những bài học lịch sử thời kỳ đầu dựng nước; sự ra đời của nước Âu Lạc, nền tảng văn hóa Đông Sơn và mối quan hệ lịch sử-văn hóa giữa Việt Nam với miền Nam Trung Quốc và rộng ra với cả Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Nhiều báo cáo nêu cao công lao của Cao Lỗ trong việc xây dựng thành Cổ Loa, sáng chế “nỏ thần;” đề cập đến những sai lầm của An Dương Vương trong việc không biết dùng người tài, nhận thức không đung về bản chất cùng những thủ đoạn của kẻ thù; tín ngưỡng thờ Cao Lỗ cùng những tục lễ dân gian tại vùng Gia Bình, Bắc Ninh - nơi được coi là quê hương của ông.

Qua phân tích, đối chiếu giữa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học đã làm rõ những trang sử của thời dựng nước cùng cuộc sống của cộng đồng cư dân và một số nhân vật tiêu biểu trong đó có Danh tướng Cao Lỗ.

Phát biểu tại hội thảo, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đó đánh giá cao công lao sự nghiệp của Cao Lỗ Vương đã giúp Vua Thục Phán - An Dương Vương dựng nên Nhà nước Âu Lạc, đã hiến kế với nhà vua dời đô xuống đồng bằng và giúp nhà vua xây thành Cổ Loa; chế ra Nỏ Liên Châu, mỗi lần bắn ra được nhiều mũi tên, được xem là “nỏ thần”, “Linh quang Thần cơ,” vũ khí thần dũng vô địch để giữ nước của Âu Lạc với lời nói được truyền tụng “giữ được “nỏ thần”, thì giữ được thiên hạ - mất “nỏ thần” sẽ mất cả thiên hạ.”

Ông đã có tầm nhìn xa, tỉnh táo, cảnh giác và đầy bản lĩnh để can ngăn nhà vua không sa vào quỷ kế của kẻ thù, dù vì điều đó mà bị vua xa lánh. Khi đất nước bị xâm lược, Tổ quốc lâm nguy, ông lại ra phò vua, cứu nước, tử tiết trước trận tiền, để lại danh thơm muôn thuở cho hậu thế.

Nguyên Chủ tịch nước cho rằng vị danh tướng tuy đã ở cách ta hơn hai thiên niên kỷ với biết bao thăng trầm của lịch sử, song cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn luôn sống mãi trong tâm trí của người dân Việt Nam qua các thời đại với muôn vàn mầu sắc vừa lịch sử, vừa huyền thoại vô cùng phong phú.

Theo Ban Tổ chức, qua cuộc hội thảo là dịp để tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn của hậu thế hôm nay đối với các bậc tiền nhân đã có công trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, đồng thời để rút ra những bài học lịch sử cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ngày nay.

“Danh tướng Cao Lỗ là một vị anh hùng dân tộc, biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam trong thời đầu dựng nước, được nhân dân ta sùng kính, thờ phụng ở nhiều nơi trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Tôn vinh công đức của Tướng quân Cao Lỗ, của những bậc tiền nhân có công với dân, với nước là đạo lý truyền thống của dân tộc ta, là nền tảng văn hóa tinh thần làm nên sức mạnh vô địch, sức sống trường tồn của đất nước” - nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm