Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hình ảnh 14 cặp đôi tại Hà Nội tổ chức lễ cưới tập thể nơi cửa Phật

Chủ nhật, 16/04/2017 - 11:36

Chiều 15/4 tại Thiền viện Sùng Phúc (Long Biên, Hà Nội) đã cử hành lễ kết hôn theo nghi thức Phật giáo cho 14 đôi cô dâu chú rể. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Một lễ cưới nơi cửa Phật với niềm tin được Đức Phật chứng giám, ban phúc lành về sau là lý do 14 đôi bạn trẻ ở Hà Nội đã cùng tham dự lễ 'Hằng Thuận'. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

'Hằng Thuận' là tên gọi của lễ cưới theo nghi thức nhà Phật mang theo nhiều giá trị đạo đức đáng trân trọng, được tổ chức rất giản dị, ấm cúng, không phân biệt xuất thân, giàu nghèo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo tên gọi, 'Hằng' là thường xuyên, luôn luôn, còn 'Thuận' là hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, mục đích chính của lễ Hằng Thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Lễ 'Hằng Thuận' nằm trong chương trình Đám cưới nếp sống mới và Đám cưới vàng được Thành đoàn Hà Nội và Quận ủy Ba Đình phối hợp thực hiện nhằm tuyên truyền về việc thực hiện Chỉ thị 11/CT – TU ngày 3/10/2012 của Thành ủy Hà Nội về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Lễ hội Đám cưới nếp sống văn minh và Đám cưới vàng sẽ được Thành đoàn Hà Nội – Quận ủy Ba Đình chỉ đạo Quận đoàn – Hội Liên hiệp thanh niên quận Ba Đình tổ chức mang tính chất vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm với hình thức tổ chức tiệc ngọt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đến với nơi cửa Phật, tình yêu của các đôi tân duyên sẽ được chứng minh bằng chính sự chân thành và thật thà. Đặc biệt qua những bài giảng của các sư thầy về tình yêu và cuộc sống gia đình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều gia đình theo đạo Phật. Vì vậy, việc tổ chức đám cưới tại chùa theo lễ Hằng Thuận sẽ giúp các cô dâu, chú rể là có thêm lòng tin vào hôn nhân, từ đó cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, yêu thương, chung thủy, có trách nhiệm và mục đích sống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bên cạnh đó, việc tổ chức trong chùa cũng sẽ đem lại cho cô dâu, chú rể một lễ cưới trang trọng và ý nghĩa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

14 cặp đôi tân lang tân nương sau khi nhận được lời chúc phúc từ sư trụ trì sẽ nắm lấy tay nhau và cùng thề nguyện bên nhau đến trọn đời. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Cặp đôi Nguyễn Ánh Dương và Trần Kế Hoàn trao nhau những cái nhìn âu yếm và mãn nguyện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Nghi lễ 'Phu thê giao bái', cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới và cùng nhau nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hai vợ chồng trẻ tâm sự: 'Khi bọn mình đến đăng ký kết hôn thì Thành đoàn có giới thiệu chương trình này nên quyết định tham gia. Bọn mình vừa hồi hộp vừa vui vì có một kỷ niệm đáng nhớ.'(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Sau buổi lễ, các cặp vợ chồng sẽ nhận được Văn phát nguyện lễ Hằng thuận có ghi những điều răn của Phật để sau này nếu có điều gì không hài lòng, cả hai sẽ đọc lại và trân trọng những gì mình đã từng trải qua. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Theo Vietnam+

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm