Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 08/10/2013 - 08:40
(Thanh tra)- Với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt, tháng 5/2012, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận "khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, Hải Dương) là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt” cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, do buông lỏng quản lý, hiện nay khu di tích này bị xâm hại nghiêm trọng. Trong khi đó, các ngành chức năng địa phương lại đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau.
"Khoét” di tích xây nhà làm biến dạng cảnh quan khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Ảnh: Mạnh Nghiệp
Thi nhau “khoét” di tích
Vì là khu di tích đặc biệt cấp quốc gia nên khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc diện được bảo vệ nghiêm ngặt với 3 vùng. Theo đó, vùng 1 là vùng đặc biệt có diện tích 3.243,6ha bao gồm các di tích và danh thắng thuộc núi Côn Sơn; Thung lũng Kiếp Bạc, các núi: Trán Rồng, Nam Tào, Bắc Đẩu và cánh đồng Vạn Yên. Vùng 2 là vùng đệm diện tích 6.912,7ha thuộc các xã Lê Lợi, Văn An, Hoàng Tân, Đan Hội, Bắc An, Cộng Hòa và thị trấn Phả Lại. Vùng 3 phần còn lại của thị xã Chí Linh là vùng khôi phục sinh thái.
Đáng nói là, toàn bộ cảnh quan khu di tích xã Hưng Đạo hiện nay bị xâm hại nghiêm trọng. Ngay lối lên đền Bắc Đẩu thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt cấm xây dựng, chúng tôi vẫn thấy một ngôi nhà 4 tầng vừa xây xong. Cách đó không xa, 2 tòa nhà đồ sộ đang xây dở dang. Các khu vực xung quanh nhà cửa xây dựng nhấp nhô, nhếch nhác. Đặc biệt, từ hơn 2 năm nay, khi có một con đường rộng 34m nối từ quốc lộ 37 vào đền Kiếp Bạc thì tình trạng "khoét” núi xây nhà đã bùng phát mạnh. Cả đoạn đường có hàng chục ngôi nhà xây kiên cố 2 - 3 tầng ăn sâu vào lòng núi.
Tại khu vực ngã 3 (cách đền Kiếp Bạc 1 km) là nhà ông Phạm Khắc Toàn, Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo xây tầng kiên cố. Ngôi nhà này "gặm” một mảng lớn ngọn núi Rồng. Tình trạng các hộ dân đua nhau san hạ núi xây nhà tại khu vực chân núi Bắc Đẩu, núi Trán Rồng, núi Mâm Xôi khiến các ngọn núi bị biến dạng, có nguy cơ sạt lở rất cao, đồng nghĩa với việc cảnh quan khu di tích bị xâm hại.
Đùn đẩy trách nhiệm
Lý giải về tình trạng này, ông Phạm Khắc Toàn, Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo cho biết: Do người dân trong xã sống xen kẽ trong khu di tích từ lâu và đa số đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên vi phạm khó tránh khỏi.
Cũng theo ông Toàn, từ khi bắt đầu triển khai trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng dự án mở đường vào khu di tích đền Kiếp Bạc cho các hộ dân thì tình trạng xâm phạm khu di tích xảy ra nhiều. Các hộ dân tháo dỡ toàn bộ nhà cửa để bàn giao mặt bằng và không có chỗ tái định cư mới nên đã san hạ núi để xây dựng nhà ở. Địa phương cũng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện nhiều trường hợp vi phạm, lập biên bản đình chỉ. "Địa phương chưa nhận được một văn bản nào về quy hoạch tổng thể, chi tiết nào về việc phân định vùng bảo vệ di tích nên rất khó trong việc quản lý và phát hiện các trường hợp vi phạm…”, ông Toàn nói.
Ông Nguyễn Khắc Minh, Trưởng ban Quản lý khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cũng thừa nhận tình trạng xâm phạm khu di tích vẫn thường xuyên xảy ra. Mới đây, phát hiện 8 trường hợp vi phạm mới…
Ông Minh cho rằng, “việc chính quyền xã Hưng Đạo phản ánh chưa nhận được văn bản qui định cụ thể, chi tiết các vùng bảo vệ khu di tích là không đúng. Trong hồ sơ đề nghị và sau khi cấp trên ký công nhận di tích quốc gia đặc biệt, chúng tôi đã gửi hồ sơ xuống xã, chính Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo đã ký vào văn bản… Chính quyền quản lý đất đai chứ Ban Quản lý khu di tích không có quyền quản lý đất đai. Khi phát hiện người dân xâm phạm khu di tích, chúng tôi không có thẩm quyền xử lý. Chúng tôi chỉ tuyên truyền, vận động nhân dân và khi phát hiện sai phạm thì báo cho chính quyền xử lý”.
Theo UBND thị xã Chí Linh, việc giải quyết dứt điểm tình trạng xâm phạm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là rất khó. Từ năm 2004 đã có quyết định cấm xây dựng mới, cơi nới nhưng nhà nào đã được cấp sổ đỏ thì lại được phép tạo mặt bằng để xây dựng. Người dân đã ở đây trước khi có di tích. Họ sống xen kẽ trong khu di tích và có nhu cầu phải sửa chữa, xây mới nhà cửa để bảo đảm cho cuộc sống. Mặt khác, địa phương thiếu quỹ đất tái định cư và nếu bố trí tái định cư quá xa thì các hộ dân lâu nay vẫn sinh sống nhờ vào làm các dịch vụ ở khu di tích sẽ rất khó khăn.
Có thể nhận thấy rằng, tình trạng di tích quốc gia đặc biệt bị xâm hại là do các cơ quan chức năng địa phương chưa thực sự vào cuộc; khi xảy ra sai phạm lại đùn đẩy trách nhiệm.
Mạnh Nghiệp
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn