Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đón Tết Chôl Chnăm Thmây

Thứ bảy, 16/04/2011 - 09:33

(Thanh tra) - Tết Chôl Chnăm Thmây được tổ chức vào đầu tháng Pôsăk, còn gọi là tháng Chét theo Phật lịch Tiểu thừa. Nhưng dù vào tháng nào theo lịch Khmer, Tết này cũng rơi vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 4 Dương lịch (nếu năm nhuần thì bắt đầu từ ngày 13/4 Dương lịch). Đây là thời gian khô ráo, mùa màng đã thu hoạch xong, người dân trong giai đoạn nông nhàn nên tha hồ vui Tết. Ăn Tết xong là chuẩn bị đón mùa mưa, vào vụ lúa mới.

Truyền thống

Cũng như mọi dân tộc trồng lúa nước ở Đông Nam Á, người Khmer tồn tại nhiều lễ nghi nông nghiệp diễn ra theo chu kỳ gió mùa và chu kỳ canh tác. Người Khmer mừng tết vào giữa tháng “chết” (tức khoảng giữa tháng 4 dương lịch) ngày 13-14-15 gọi là Chôl Chnăm Thmây. Đây là thời điểm mùa khô kết thúc và mùa mưa sắp đến”.


Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam bộ cũng giống như Tết Nguyên đán của đồng bào Kinh. Tết này có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Khmer Nam bộ vì nó vừa là ngày mở đầu năm mới, mở đầu thời vụ mới, cũng là ngày hạnh phúc tươi vui nhất trong năm mới. Đây còn là dịp nam nữ thanh niên trong phum sóc quen biết, tìm hiểu nhau, có thể tiến tới cuộc hôn nhân tốt đẹp trong tương lai...

Chôl Chnăm Thmây cũng là dịp để đồng bào Khmer Nam bộ giới thiệu với các bạn phương xa nền văn hóa ẩm thực độc đáo.
Ngoài bún nước lèo nức tiếng gần xa, còn có bánh ống được làm bằng khoai mì mài vắt ráo nước, gạo vo rút nước phơi ráo xay khô đâm (giã) nhuyễn, dừa rám nạo rồi bằm, tất cả trộn đường cát. Cho hỗn hợp này hấp chín trong hai (hoặc bốn) chiếc ống tre cách thủy trên miệng nồi đất. Bánh chín, tròn dài nổi bật trên nền lá chuối xanh tươi. Cắn nhẹ, cảm giác bánh xốp như bánh bò bông tan dần trên mặt lưỡi.
Nhưng bánh của đồng bào dân tộc Khmer độc đáo hơn là bánh gừng Num-khơ-nhây dùng để cúng chùa. Bánh làm bằng nếp vo sạch để ráo cho vào cối đâm nhuyễn rồi sấy hoặc phơi khô. Trộn đều bột này với hột gà, bột nang mực, nước chanh tươi rồi nắn hình củ gừng. Chiên trong chảo dầu hoặc mỡ, bánh chín vớt ra lăn đều trên mâm đường cát trắng thắng sền sệt rồi đem phơi nắng. Bánh ăn giòn mềm, càng nhai càng nghe vị ngọt béo bùi lan trên mặt lưỡi...
Để cúng chùa, nhất thiết phải có 5 loại bánh khác: Nùm chruốt (bánh tét nhân mỡ), Nùm chết (bánh dừa nhân chuối), Nùm tiên (bánh ít), Nùm niềng nóc và Nùm bóc cháp (bánh bột nhân dừa). Cùng với hương đăng hoa quả, họ mang tất cả vào chùa cúng bái với mong ước mưa thuận gió hòa, gia đình an khang hạnh phúc, con cháu học hành tấn tới nên người.

Cũng như Tết cổ truyền của các dân tộc khác, Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ tuy có cùng ý nghĩa, nhưng lại được tổ chức với vài tập tục khác biệt theo bản sắc văn hóa của mình. Vì là một cộng đồng dân tộc theo Phật giáo Tiểu thừa, nên mọi sinh hoạt Tết Chol Chnam Thmây đều diễn ra tại chùa. Chùa Khmer là nơi sinh hoạt văn hóa, là chỗ dựa tinh thần, là nơi tín ngưỡng tôn nghiêm nhất dành cho cả cộng đồng. Nên bất kỳ một cuộc lễ nào của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ cũng đều được diễn ra hoặc kết thúc tại chùa.Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong những ngày này chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh… Để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờ Phật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào. Lễ hộiChôl Chnăm Thmây diễn ra trong 3 ngày: Ngày đầu tiên gọi là Chôl Sangkran Thmây, ngày thứ hai gọi là Wonbơt và ngày cuối cùng gọi là Lơn Săk. Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại, ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Teveda cũ và rước Teveda mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Teveda là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.Hết năm đó, trời lại sai một vị khác xuống làm thay công việc chăm lo cho dân. Hiện nay, vẫn còn một số gia đình đưa con trai vào chùa kính Phật, làm lễ quy y đúng vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của họ, đây là giờ lành tháng tốt, là giờ khắc tốt nhất trong năm, nên việc xuất gia tu hành gặp nhiều điều tốt đẹp cho bản thân người con mà còn cho cả gia đình.  Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa… Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dù kê, múa rômvông.Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới, lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khmer. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sư tụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (Sống lâu, Sắc đẹp, An vui và Sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa.  Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch. Mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là ngày chánh cũng là ngày cuối Tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới.  Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm Thmây được kết thúc.

Cũng như Tết cổ truyền của các dân tộc khác, Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ tuy có cùng ý nghĩa, nhưng lại được tổ chức với vài tập tục khác biệt theo bản sắc văn hóa của mình. Vì là một cộng đồng dân tộc theo Phật giáo Tiểu thừa, nên mọi sinh hoạt Tết Chol Chnam Thmây đều diễn ra tại chùa. Chùa Khmer là nơi sinh hoạt văn hóa, là chỗ dựa tinh thần, là nơi tín ngưỡng tôn nghiêm nhất dành cho cả cộng đồng. Nên bất kỳ một cuộc lễ nào của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ cũng đều được diễn ra hoặc kết thúc tại chùa.Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong những ngày này chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh… Để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờ Phật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào. Lễ hộiChôl Chnăm Thmây diễn ra trong 3 ngày: Ngày đầu tiên gọi là Chôl Sangkran Thmây, ngày thứ hai gọi là Wonbơt và ngày cuối cùng gọi là Lơn Săk. Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại, ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Teveda cũ và rước Teveda mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Teveda là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.Hết năm đó, trời lại sai một vị khác xuống làm thay công việc chăm lo cho dân. Hiện nay, vẫn còn một số gia đình đưa con trai vào chùa kính Phật, làm lễ quy y đúng vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của họ, đây là giờ lành tháng tốt, là giờ khắc tốt nhất trong năm, nên việc xuất gia tu hành gặp nhiều điều tốt đẹp cho bản thân người con mà còn cho cả gia đình.  Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa… Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dù kê, múa rômvông.Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới, lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khmer. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sư tụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (Sống lâu, Sắc đẹp, An vui và Sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa.  Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch. Mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là ngày chánh cũng là ngày cuối Tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới.  Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm Thmây được kết thúc.

Thụy Vy

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm