Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 31/01/2014 - 07:05
(Thanh tra) - Ông có nhiều vai diễn để đời làm nên tên tuổi và tầm vóc của một nghệ sĩ lớn, từ Ba Duy trong phim “Mối tình đầu”, Trung úy Phương trong “Nổi gió”, Trịnh Sâm trong “Đêm hội Long Trì”… Dành cả đời mình cho nghệ thuật nên cuộc sống của ông không mấy khá giả. Ông như gã lãng du đi giữa cõi đời nhiều bon chen danh lợi này. Thế nhưng, nghe những điều ông tâm sự về nghề, về điện ảnh và cuộc đời mà giật mình.
NSND Thế Anh.
Đời nghệ sĩ có tiếng không có miếng
Tuổi xế chiều và ít có kịch bản hay nên nghệ sĩ nhân dân (NSND) Thế Anh cũng ít đóng phim. Cái tạo nên danh vọng cho ông vẫn là những vai diễn thời trai trẻ sôi nổi và lãng mạn.
NSND Thế Anh thổ lộ: “Cả đời tôi chỉ làm diễn viên, làm nghề nào ăn nghề nấy. Ngẫm ra, âu cũng là lẽ công bằng. Và ông đã biết chọn cho mình một hướng đi phù hợp với thiên khiếu của mình. Ông bằng lòng với sự lựa chọn định mệnh đó bởi niềm đam mê với nghệ thuật trong ông như một ngọn lửa luôn bùng cháy, dẫu có lúc vì nó mà ông phải đối diện với bao thị phi, nhọc nhằn của đời sống thường ngày. Tôi sinh ra để làm nghệ thuật. Tôi hạnh phúc vì mình có hàng trăm vai diễn trong đó có nhiều vai diễn ấn tượng để lại trong lòng khán giả. Đến tuổi ngoài thất thập rồi thời gian không quay trở lại được nữa, nhưng tôi không hối hận vì đã theo đuổi nghệ thuật. Nếu có kiếp sau, tôi cũng làm diễn viên, nếu cho tôi chọn lại tôi vẫn chọn làm diễn viên”.
Như ai đó nói, cuộc sống là phải có ý nghĩa. Với NSND Thế Anh, ông đã sống một cuộc sống ý nghĩa với những đam mê và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Với ông, điện ảnh là nghiệp, không phải nghề mưu sinh. Đã là nghiệp, làm sao toan tính thiệt hơn. Trót mang lấy nghiệp, trót đam mê nên hơn 50 năm theo nghệ thuật, ông vẫn luôn trăn trở làm sao để điện ảnh, nghệ thuật Việt Nam phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Làm sao cho phim Việt Nam có nhiều người xem, phải được xem trọng và phải được đối xử trân trọng. Làm sao để nghệ thuật, phim ảnh phải nuôi được người NS, thậm chí phải giàu… Muốn thế, nhà nước phải có chiến lược lâu dài.
Diễn viên Thế Anh trần tình: “Nghệ thuật nó như một bông hoa, phải có người xem và mua, nhưng phải trả giá cao thì nghệ thuật mới sống được. Chúng ta giờ mang tiếng là đời sống khá hơn, nhưng nghệ thuật vẫn ít được xem trọng”.
“Làm phim vớ vẩn là giết hại con cháu”
Ông nhìn lên những bức ảnh với những vai diễn lừng của mình rồi trầm tư. Có lẽ ông đang hồi tưởng về thời hoàng kim của mình cũng là thời hoàng kim của điện ảnh Việt Nam. Thuở đó, nền điện ảnh của ta dù còn non trẻ, nhưng đã gây được tiếng vang trên trường nghệ thuật thế giới với những bộ phim cách mạng đậm chất nhân văn như: “Cánh đồng hoang”, “Mối tình đầu”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”... Cái thời huy hoàng đó, tiếc thay đã chỉ còn trong hoài niệm.
“Suy thoái kinh tế có thể vực dậy trong mấy năm, nhưng suy thoái văn hóa thì phải mất hàng thập kỷ may ra mới vực dậy được”, NSND Thế Anh chua xót, nói.
Phim lịch sử chưa xứng tầm
Chỉ bức ảnh chụp poster của bộ phim “Điện Biên Phủ” do đạo diễn người Pháp Pierre Schoendoeerffer, dàn dựng, ông nói: “Điện ảnh, nghệ thuật của ta vẫn còn nợ lịch sử. Lịch sử của chúng ta có những yếu tố đủ tầm cỡ thế giới nhưng phim của ta thì vẫn chưa có bộ phim nào xứng tầm. Những sự kiện như chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng Sài Gòn, tôi thấy vẫn chưa có phim nào hay, xứng tầm với nó. Phim về Điện Biên Phủ là phải nói về tướng Giáp, phải đề cao ông ấy. Cái giây phút mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp cả đêm trằn trọc không ngủ để quyết định kéo pháo ra, đánh địch lâu dài, tôi thấy hay quá mà không có bộ phim nào nói về điều đó. Và cái này thì Nhà nước phải đứng ra lo liệu, chứ một cá nhân, một nhà làm phim tư nhân, không làm nổi. Lâu nay, Nhà nước vẫn chủ trương và ưu tiên làm phim lịch sử nhưng chưa có tác phẩm xứng tầm, chưa sâu và hay.
Bộ phim Điện Biên Phủ này là do người Pháp làm đấy và tôi được mời tham gia. Ông đạo diễn này từng tham chiến ở Việt Nam, làm trung úy của quân đội Pháp. Ông ta làm phim để con cháu họ đừng quên sự kiện Điện Biên Phủ. Người Pháp có câu: Ne pas oullier de ne pas recomrences, nghĩa là đừng bao giờ quên để đừng bao giờ lặp lại. Đánh Việt Nam là sai lầm, họ dạy con cháu họ đừng quên nỗi nhục thất trận ở Điện Biên Phủ để đừng tái diễn nữa.”
Cả buổi trò chuyện với ông vẫn là một nỗi đau đáu với điện ảnh nước nhà thi thoảng xen lẫn với những nỗi buồn thế cuộc và chuyện vật lộn áo cơm của người NS. Nhưng trên hết vẫn là tấm lòng dành cho nghệ thuật của ông, khi nghe những lời bộc bạch về nghề: Nếu còn những người tâm huyết với điện ảnh như ông, thì nghệ thuật của Việt Nam còn cơ hưng phát.
Nguyễn Thịnh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình