Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 10/12/2011 - 19:08
(Thanh tra) - Cuộc sống của dân tộc Berber ở Bắc Phi hiện vẫn còn lưu giữ một phương thức nguyên thủy. Đó cũng là lý do mà rất nhiều người Phương Tây luôn háo hức đến đây tham quan, để cảm nhận, và chiêm nghiệm nền văn minh độc đáo của dân tộc cổ xưa này.
Ảnh minh họa
Berber là người bản địa Bắc Phi sống ở phía Tây thung lũng sông Nile. Đời sống của cộng đồng này phân bố từ Đại Tây Dương với ốc đảo Siwa, ở Ai Cập, và từ Địa Trung Hải đến sông Niger.
Trong lịch sử, ngôn ngữ Berber này cùng hình thành nên một nhánh của hệ ngôn ngữ Phi - Á. Tiếng Ả rập là ngôn ngữ phổ biến của người Berber, cùng với tiếng Darija, cũng như tiếng Pháp (ở Morocco, Tunisia và Algeria) và một số tiếng Tây Ban Nha (ở Tây Sahara và các phần của Morocco), do quá trình thực dân của châu Âu ở Maghreb.
Ngày nay hầu hết người dân nói tiếng Berber sống ở Morocco, Algeria, Libya, Mali và Niger. Nhiều người Berber tự gọi mình là một số biến thể của từ Imazighen (số ít: Amazigh), có nghĩa là “người tự do”, hay “người đàn ông tự do và quý tộc”.
Tìm chồng ở chợ phiên
Ở Berber có một thôn gọi là Aimo Mitchell, cứ mỗi năm ở đây lại một lần có chợ phiên “Chợ cô dâu”. Theo luật pháp Morocco, những thiếu nữ chưa đủ 16 tuổi thì chưa thể kết hôn. Nhưng không ít người Berber vẫn cố gắng duy trì kiểu hôn nhân truyền thống này. Các thiếu nữ đủ 12 tuổi trở lên đều có thể tham gia phiên chợ. Nếu một cô gái tham gia chợ này mà được chàng trai chú ý, cầu hôn và được cha mẹ cô gái ấy đồng ý, họ sẽ bắt đầu giai đoạn tìm hiểu.
Ngoài ra, chợ hôn nhân công khai này cũng tạo cơ hội cho quả phụ và những phụ nữ đã ly hôn thêm cơ hội để tìm hạnh phúc mới, vì đã có kinh nghiệm sinh đẻ và nuôi dạy con cái, họ cũng dễ dàng có được thỏa thuận hôn nhân.
Nghi thức xuất giá
Phụ nữ Berber trước khi xuất giá người mẹ sẽ sơn màu hoa lên trên hai bàn chân cô gái, đây là nghi thức không thể thiếu trước khi xuất giá. Người Berber tin rằng, làm như vậy có thể trừ tà ma và xua đuổi sự xui xẻo.
Trước khi tiễn con gái đi lấy chồng, người mẹ còn phải đặt một dấu hôn dài trên đầu gối cô con gái. Nghi thức này hoàn thành xong, người con gái cần có một khoảng thời gian ở một mình, sau đó mới cưỡi con la đến nhà chồng. Theo nghi thức, khi đi phải có một phụ nữ thân đi cùng. Khi đến nhà chú rể, người phụ nữ đó có nhiệm vụ là bế cô dâu lên giường, làm sao để chân của cô dâu không được chạm đất, nếu không thì tà ma sẽ xâm nhập vào người cô dâu.
Trong hôn nhân của người Berber, người chồng giữ vị trí chủ đạo và là chủ nhân của người vợ. Sau khi cô dâu đến nơi, thì nhạc hôn lễ được mở lên. Trong đêm tân hôn, chú rể sẽ phải thề với trời mãi mãi yêu thương chăm sóc bảo vệ cô dâu.
Thái Ninh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn