Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 20/10/2012 - 09:27
(Thanh tra) - Thông tin Quảng Nam sắp có trung tâm “dạy nghề bảo tồn, trùng tu di tích” xem ra không được chú ý nhiều. Bởi thực tế, các khái niệm “bảo tồn”, “di sản”, “ trùng tu” từ lâu nay đã quen thuộc và có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào. Có chăng, người ta nhìn câu chuyện ấy ở một thông tin thú vị: Đại sứ quán Italia là nơi gợi ý và tài trợ thực hiện dự án này.
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Ngược thời gian, đã qua lâu rồi giai đoạn mà di sản chịu cảnh ghẻ lạnh, thờ ơ hoặc thậm chí bị coi là tàn tích của những triều đại đã lỗi thời. Bây giờ, chưa nói tới chuyện mang tới những giá trị vô hình, bản thân di sản cũng trở thành cái “mỏ neo” để phát triển kinh tế - dịch vụ - du lịch của không ít địa phương.
Chẳng nói đâu xa, ngay với Quảng Nam, một chương trình nghiên cứu quốc tế của Quỹ Fullbright đã khẳng định: Với 2 di sản thế giới Hội An và Mỹ Sơn, ngành Dịch vụ du lịch là thế mạnh duy nhất của vùng đất này.
Tại sao Quảng Nam lại là nơi được một cơ quan quốc tế chọn thực hiện dự án “dạy nghề” độc đáo này? Bởi thực tế, khoảng trống về kiến thức bảo tồn di tích đang “phủ sóng” mênh mông ở nhiều tỉnh thành. Và với đội ngũ trực tiếp thao tác hoặc quản lý cấp thấp khi trùng tu bảo tồn, gần như các dự án thực hiện đều phải cử chuyên gia giám sát hoặc tệ hơn là “cầm tay” chỉ vẽ tận nơi.
Một góc phố cổ Hội An
Sẽ có người giải thích: Sự lựa chọn ấy đến từ việc Quảng Nam là nơi duy nhất có 2 di sản văn hóa thuộc dạng “sờ thấy được”. Hoặc, vì Quảng Nam nằm ở miền Trung, nơi công tác phát triển văn hóa còn hạn chế nhiều. Hoặc, đơn giản sự hợp tác ấy là cơ duyên “trời cho” trong mối quan hệ giữa vùng đất Quảng với một cơ quan ngoại giao quốc tế.
Một, hoặc tất cả những lời giải ấy đều có thể là sự thật. Nhưng, còn có một sự thật nữa mà chắc chắn tất cả những ai từng đến Quảng Nam một lần đều dễ tin: Vùng đất này sẽ là nơi “bén rễ” lý tưởng cho những bài học về chuyện bảo vệ và… kiếm tiền từ 2 di sản văn hóa thế giới, thứ tài nguyên lớn nhất và gần như là duy nhất mà người Quảng có trong tay.
Có lẽ, không cần kể nhiều về những phát kiến trong việc gìn giữ nhà cổ tại phố cổ Hội An hoặc câu chuyện người bán hàng nơi đây sẵn sàng chạy tới 3, 4 ngã tư để trả lại cho du khách tiền thừa khi mua hàng.
Ở xứ Quảng cũng chưa bao giờ dư luận nhắc tới nạn trùng tu di tích theo kiểu đốt tiền, hoặc “vẽ rắn thêm chân” như chùa Trăm Gian giữa thủ đô vừa qua. Ở vùng đất nghèo và chỉ có một lựa chọn là di sản, người ta chắc chắn sẽ học được rất nhiều và rất nhanh những kinh nghiệm cần thiết cho việc sử dụng vốn quý duy nhất của mình, thay vì đặt giữa quá nhiều lựa chọn.
Sơn Tùng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Nhật Vượng
N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật