Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyện về một Nhà báo Cựu tù Côn Đảo

Thứ hai, 25/07/2011 - 11:39

(Thanh tra) - … Mãi sau này, qua người quen, tôi mới biết anh là chiến sĩ biệt động thành, cựu tù Côn Đảo. Những ngày tháng gian lao trong trại giam, vì đòn thù tra tấn anh đã mang nhiều thương tật đến ngày hôm nay. Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng Nhà báo Trịnh Phi Long vẫn còn khá minh mẫn và giữ nguyên đức tính vô tư, hồn nhiên. Tôi khâm phục anh không chỉ vì anh vô tư tìm đến cách mạng, mà là sự kiên trì đeo bám các đề tài để minh oan cho bạn đọc. Hơn 10 năm trời với trên 150 bài báo, qua nhiều vụ việc anh đã đòi lại được công bằng cho nhiều đồng chí, đồng đội…

Lên rừng theo Việt Cộng!

Có thể nói, vào cái thời đó, giữa thủ đô của ngụy quân, ngụy quyền, nhưng ít có ai suy nghĩ “đi tìm” Việt Cộng dễ dàng, đơn giản như anh Trịnh Phi Long. Khoảng giữa năm 1967, khi phong trào đấu tranh cách mạng đang sôi sục ở miền Nam và nhất là sau khi bà Nhất Chi Mai tự thiêu để phản đối chiến tranh thì tình hình càng sôi động hơn. Anh Phi Long bồi hồi kể: “Tôi sinh ra ở Quảng Nam. Sau một thời gian bỏ quê về Sài Gòn học nghề thợ dệt và sau sự kiện bà Nhất Chi Mai thì tôi càng có cảm tình với Cách mạng hơn. Thời điểm ấy, bọn lính phát hiện ai cất giữ 10 bức di thư của bà Nhất Chi Mai sẽ bị bỏ tù ngay. Nhưng, tôi đâu có ngán!”.

Báo chí hàng ngày loan tin Việt Cộng ở khu vực Rừng Lá (Bình Tuy, nay thuộc tỉnh Bình Thuận) thường đắp mô chặn xe đò, xe nhà binh của Mỹ Ngụy. Thế là anh Phi Long lẳng lặng đi Rừng Lá. Đến Rừng Lá, gặp ai anh Phi Long cũng dò la, hỏi han, nhưng một tuần lễ trôi qua vẫn không gặp được Việt Cộng. Thế là anh lại lò dò về Sài Gòn. Anh không hề biết mình đã… “được theo dõi”!
Vài ngày sau, một anh công nhân làm chung đã chỉ anh đến cây xăng ở ngã tư Bảy Hiền. Anh Phi Long kể tiếp: “Vừa đến nơi, thì gặp anh công nhân, anh giới thiệu tôi với một chị phụ nữ, chị phụ nữ đi chiếc Honda Dame màu đỏ. Chị bảo tôi chở chị lên nhà ba má chị xem ông bà có giúp gì được cho tôi không. Đến Suối Sâu, chị giới thiệu tôi với một bà cụ mà chị gọi là má chị (sự thật bà là má chiến sĩ). Sau đó, má giới thiệu tôi gặp anh Ba Tâm (Chính trị viên Tiểu đoàn Biệt động).

Tôi được huấn luyện một tháng và trở về Sài Gòn chuẩn bị tham gia trận Mậu Thân!”. Sau Mậu Thân, anh Phi Long rút về vùng Tam Hiệp, Biên Hòa. Tổ chức phân công anh tham gia trinh sát, nắm tình hình địch ở Biệt khu thủ đô. Ngày ngày, anh Phi Long đi đi, về về như một công chức cần mẫn.

Khoảng giữa tháng 10 năm 1969, khi anh vừa về đến nhà thì bị địch bắt. Về chuyện này, anh Phi Long kể tỉnh bơ: “Lúc đó, trong người tôi không có súng, nên cự cãi quyết liệt. Đến khi, bọn chúng phát hiện một khẩu K54 ở dưới tủ chén thì tôi nhận liền. Dù súng đó không phải của mình, nhưng mình cự cãi thì sẽ liên lụy đến chủ nhà. Mà đụng đến chủ nhà sẽ lộ đường dây. Bọn lính đưa tôi về Ty Cảnh sát quốc gia quận 4 khai thác, ngay hôm sau chúng giải tôi qua Nha Cảnh sát đô thành. Chúng cho tôi tiếp xúc với một số người chiêu hồi, tôi không nhận và chửi nhoi lên. Sau một thời gian ngắn tra tấn với đủ nhục hình, không thu thập được thông tin gì, bọn chúng đày tôi ra Côn Đảo!”.

Đeo bám đến cùng!


Hơn 18 năm phục vụ quân đội, năm 1993, anh Phi Long nghỉ hưu. Sẵn mê làm luật sư và thích bênh vực người yếu, kẻ nghèo, anh Phi Long lẳng lặng đăng ký đi học Đại học Luật.

Anh cho rằng, nếu học hành đàng hoàng thì mình vận dụng luật sẽ tốt hơn. Khởi đầu cho nghề báo của anh Phi Long là làm cộng tác viên cho Báo Cựu chiến binh (CCB) và các báo ở TP. Hồ Chí Minh.

Lúc bấy giờ ở nhiều tỉnh, thành đang xảy ra nhiều vụ án oan sai. Vụ đầu tiên đã xảy ra khi anh nhận công tác trực đêm tại một công ty gaz ở quận 7. Một đêm gác trở về, anh đã phát hiện các sai phạm trong xây dựng tuyến đường liên cảng A5. Thông tin liên tục về vụ việc này đã gây bức xúc trong dư luận và việc xử lý, chấn chỉnh đã tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Khi trở thàng phóng viên chính thức của Báo CCB, anh Phi Long có điều kiện tiếp xúc với các vụ án oan sai của nhiều CCB tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận.

Thư ký tòa soạn Báo CCB, anh Phan Gia Hoài cho biết: “Vụ việc nào anh Phi Long tham gia viết phản ánh thì tôi khá yên tâm. Đó là một nhà báo kỹ tính và có trách nhiệm. Vụ án oan sai nào anh Phi Long tham gia, anh ấy đeo bám rất chắc. Chứng cứ rõ ràng, mạch lạc, logic, vận dụng điều luật chuẩn xác, nên có khá nhiều vụ anh đã góp phần tạo dư luận tốt, được sự đồng tình của các cấp chính quyền, Hội CCB Trung ương và giải oan, giành quyền lợi cho nhiều CCB!”.

Mấy ai biết được để giải oan cho các ông bà: Dương Thị Hòa ở Củ Chi, Trần Thị Lài ở quận Bình Thạnh. Đặc biệt là vụ Phạm Sinh Dần ở huyện Bình Chánh, bị tranh chấp đất đai và đã bị thi hành án cưỡng chế, anh Phi Long đã theo đuổi đến cùng. Kết quả, đã đòi lại được công bằng cho nhiều đồng chí, đồng đội…

Đến nay, Tổ trưởng Tổ tư vấn pháp lý miễn phí của Hội CCB TP. Hồ Chí Minh, chức danh kiêm nhiệm của anh Phi Long, và các đồng nghiệp của anh đang tiếp nhận rất nhiều đơn thư khiếu nại của CCB. Anh tâm sự: “Mỗi một vụ việc là mỗi một bức xúc. Ngoài việc viết bài phản ánh, anh em tụi tôi đã tổ chức hướng dẫn đúng luật cho người oan sai làm đơn thư khiếu nại, hoặc chuyển đơn thư đến các cơ quan chức năng thụ lý, giải quyết. Oan sai sẽ được giải tỏa, quyền lợi sẽ được giải quyết… nhưng, thương nhất là cuộc sống của họ trong thời gian dài chờ đợi. Dù chúng tôi đã đeo bám rất sát, phản ánh rất kỹ, nhưng vẫn còn một số vụ cơ quan chức năng chưa giải quyết, như vụ ông Hà Cân chưa hợp thức hóa được nhà, đất ở quận Tân Bình, ông Nguyễn Ảnh ở quận Bình Tân, bà Nguyễn Thị Nga ở quận 6, Bà Nguyễn Thị Nên ở quận 1… !”.

Đoàn Hiệp

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm