Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 05/10/2019 - 09:51
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cảnh báo việc xây dựng ga tàu điện ngầm gần Hồ Gươm vi phạm Luật Di sản Văn hoá.
Người dân đến xem trưng bày và góp ý về vị trí đặt ga tàu điện ngầm C9-ga hồ Hoàn Kiếm của tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 4/10 cho biết cơ quan này đã có Văn bản số 3984/BVHTTDL-DSVH gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc góp ý phương án thiết kế, thi công ga ngầm C9 thuộc Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.
Tại văn bản do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy ký, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục đề nghị Thủ đô xây ga tàu điện ngầm C9 ra ngoài khu vực bảo vệ 2 của di tích và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn để tránh vi phạm Luật Di sản Văn hóa.
Cụ thể, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, phương án thiết kế như Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội lựa chọn (thân ga cách Tháp Bút 36m, đường hầm chạy dưới lòng đất chỉ cách chân Tháp Bút 1m, việc thi công ga buộc phải di dời toàn bộ cây xanh trong khu vực này ở ven hồ, sau khi thi công xong mới hoàn trả mặt bằng của di tích…) sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi trường văn hóa và sinh thái khu vực.
Điều 32 Luật Di sản Văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ 2 đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng tới yếu tố gốc, cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường- sinh thái của di tích.”
Trong khi đó, theo quy hoạch hiện, thân ga ngầm C9 nằm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ 2 của di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Đây hai công trình phục vụ giao thông, không phải là “công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích” như luật quy định. “Do đó, nếu xây dựng công trình này là vi phạm điều 32 Luật Di sản Văn hóa,” đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.
Bởi vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh hướng tuyến vị trí các nhà ga và các công trình phụ trợ để đảm bảo không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các di tích trong khu vực, tuân thủ pháp luật về Di sản văn hóa, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, đảm bảo sự đồng thuận cao của cộng đồng.
Liên quan đến phương án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội nói chung và phương án bố trí nhà ga C9 nói riêng do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất, từ năm 2008 đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhiều lần có văn bản góp ý.
Quan điểm xuyên suốt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đề nghị Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án bố trí nhà ga, tịnh tiến thân ga về phía Đông đường Đinh Tiên Hoàng (cách xa bờ phía Đông của Hồ Hoàn Kiếm và nằm ngoài khu vực khoanh vùng bảo vệ 2 của Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013)./.
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăm Long-Trần Hưng Đạo dài 11,5 km, trong đó 9 km ngầm. Tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 34.678 tỷ đồng.
Theo phương án được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội lựa chọn, vị trí ga ngầm C9 dự kiến đặt trong khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm. Toàn tuyến có 10 nhà ga (trong đó có ba ga trên cao và bảy ga ngầm).
Theo An Ngọc/Vietnam+
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC
Hải Hà
Nhật Vượng
Nhật Vượng