Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ca khúc “quái gở” & ca sĩ “kỳ quái”

Thứ hai, 20/06/2011 - 10:08

(Thanh tra) - Trong đời sống âm nhạc hiện nay xuất hiện nhiều ca sĩ, bài hát mà biểu diễn hay nghe qua một lần là khán giả không còn nhớ đến. Thậm chí nhiều người, nhiều bài hát còn gắn liền với cụm từ “thảm họa”. NSƯT Tạ Minh Tâm, Trưởng khoa Thanh nhạc, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ một số suy nghĩ về vấn đề này.

Bản thân là một ca sĩ và cũng là người trực tiếp đào tạo âm nhạc, anh có suy nghĩ gì về sự bức xúc của khán giả đối với một bộ phận âm nhạc hiện nay?

Đây là một xu thế phát triển tất yếu khi âm nhạc gắn liền với nền kinh tế thị trường hay còn gọi là âm nhạc thị trường. Trong kinh tế thị trường có hàng hóa chất lượng thì cũng xuất hiện hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Âm nhạc hay hoạt động văn nghệ nói chung cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Cũng có thượng vàng hạ cám. Văn hóa lại là bề nổi của xã hội, nên người ta càng chú ý và dễ nhận thấy hơn, do đó cũng có phản ứng và thái độ kịch liệt hơn khi gặp phải những sản phẩm tinh thần kém chất. 

Theo anh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Tâm lý chung ai cũng muốn nổi tiếng, nhanh chóng trở thành ngôi sao. Trong số đó có những người lựa chọn cách thức gây sốc cho khán giả bằng những bài hát, cách biểu diễn kỳ lạ, quái gở. Tuy tôi không đồng tình với những phương pháp đó; nhưng suy cho cùng cũng là mong muốn của mỗi người, họ có quyền thực hiện, và chúng ta cũng không thể hoàn toàn trách họ. Trách nhiệm thuộc về những người quản lý, phát hành đã để cho những bài hát, album, video clip như vậy đến tay khán thính giả. 

Thêm nữa, âm nhạc lại là sản phẩm tinh thần trừu tượng, rất khó để thẩm định chất lượng. Như phở có phoócmôn, chén dĩa có chất gây ung thư thì có thể kiểm tra các chỉ tiêu, thông số về hóa chất nếu không an toàn thì có thể thu hồi, cấm bán. Còn một bài hát thì rất khó để đánh giá như vậy. Thực tế có những bài hát nội dung rất nhảm nhí, ca sĩ thể hiện cũng rất bất ổn nhưng vẫn có một bộ phận khán giả chấp nhận, ủng hộ. Và một khi đã phát hành thì khó có thể thu hồi.

Vậy có biện pháp nào để giải quyết tình trạng này không?

Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông, internet cùng với công nghệ lăng xê cũng góp phần tạo điều kiện để những tác phẩm “thảm họa” đến tay khán giả, gây khó khăn cho công tác quản lý và kiểm duyệt. 

Hơn nữa, đây lại là một quy luật phát triển tất yếu, tự nhiên nên bản thân cũng chỉ là một người chứng kiến nó diễn ra. Do đó, hầu như ai cũng thấy được cái chưa hay, cái bất bình thường nhưng lại không thể có cách giải quyết triệt để tình trạng này.

Bằng kinh nghiệm, để trở thành ca sĩ có phải là điều dễ dàng, theo anh?

Thời đại nào cũng có những giá trị thật và ảo, chỉ khác nhau ở mức độ. Âm nhạc cũng như vậy. Nhưng theo tôi, hiện nay việc trở thành ca sĩ rất dễ dàng. Chỉ cần đẹp trai, đẹp gái hoặc kỳ quái cộng thêm một vài “chiêu thức” lăng xê là có thể trở thành ca sĩ.

Theo anh điều gì là quan trọng nhất của một ca sĩ?

Nói đến ca sĩ nhiều người nghĩ ngay đến giọng hát, kỹ thuật biểu diễn. Nhưng theo tôi, đó chỉ là công cụ để chuyển tải bài hát đến khán giả. Bạn có một giọng hát hay, kỹ năng biểu diễn chuyên nghiệp cũng như bạn có một cây đàn tốt, âm thanh chuẩn. Nhưng quan trọng là bạn có biết cách sử dụng nó và sử dụng như thế nào? Ca sĩ cũng vậy, để có thể thật sự làm chủ được giọng hát của mình, dùng nó để truyền những thông điệp cảm xúc từ bài hát đến khán giả còn phụ thuộc vào tư duy, trình độ văn hóa, kiến thức và kỹ năng sống. Một số bạn trẻ cũng có năng khiếu, cũng đam mê ca hát nhưng vì không đủ kiến thức về văn hóa, vốn sống còn ít nên đã viết ra những ca khúc có lời lẽ quái gở, ca từ lộn xộn, vô nghĩa…

Điều này gây ra tác hại gì?

Bác Hồ đã từng nói “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Một nghệ sĩ có năng lực, có tài nhưng không có tư duy đúng đắn, không có kiến thức thì cũng như một người có vũ khí trong tay nhưng thiếu chính nghĩa, lệch lạc tư tưởng sẽ làm hại nhiều người. Còn với văn hóa, điều đó sẽ dẫn đến hậu quả làm “nhiễm độc tinh thần” người thưởng thức. Vì vậy, đã xác định trở thành người làm việc trong lĩnh vực văn hóa hay bất cứ ngành nghề nào thì cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để phục vụ tốt cho công việc của mình mà không làm hại đến người khác.

Xin cảm ơn anh!

Phương Ngọc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm