Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lan Vy
Thứ hai, 23/05/2022 - 07:00
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch Bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2026.
Chùa Đại Giác tại Quảng Bình. Ảnh: https://luhanhvietnam.com.vn/
Mục tiêu chung của kế hoạch là triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022 - 2026 theo quy định tại Quyết định số 43/QĐ-TTg và Kế hoạch số 1023/KH-BNV.
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xử lý các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới; góp phần thực hiện thành công chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022 - 2026.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2026 có 100% công chức trực tiếp làm công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh, cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ. 80% cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ. 80% cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng nghiệp vụ.
Đối tượng tập huấn, bồi dưỡng là cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tham mưu, quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh, cấp huyện. Cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện; các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở các xã, phường, thị trấn.
Đối với công tác tín ngưỡng, nội dung tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, gồm: Đăng ký hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; bầu, cử người đại diện hoặc thành viên Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức lễ hội tín ngưỡng; quyên góp, quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng; cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, di dời công trình tín ngưỡng... Cập nhật kiến thức, kinh nghiệm giải quyết đối với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội. Tập huấn, bồi dưỡng công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những vụ việc phức tạp, điểm nóng về tín ngưỡng. Tập huấn, bồi dưỡng công tác vận động quần chúng, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và đầu mối ban quản lý, người đứng đầu cơ sở tín ngưỡng, đặc biệt trong vùng có nhiều loại hình tín ngưỡng.
Đối với công tác tôn giáo, nội dung cập nhật thông tin về tình hình tôn giáo, trao đổi kinh nghiệm xử lý các vụ việc phức tạp, điểm nóng liên quan đến lĩnh vực tôn giáo. Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác tôn giáo, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về công tác tôn giáo nói chung và công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo nói riêng.
Kế hoạch đề ra 3 nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
Xây dựng kế hoạch: Căn cứ Quyết định số 43/QĐ-TTg và Kế hoạch số 1023/KH-BNV, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình để tham mưu, trình UBND tỉnh trên từng nội dung cụ thể, từng giai đoạn (hàng năm) để triển khai thực hiện kế hoạch đạt kết quả cao nhất. Trong quá trình triển khai thực hiện, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của đơn vị mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng: Triển khai, tổ chức các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch cụ thể từng năm. Tổng số lớp bồi dưỡng từ năm 2022 đến năm 2026 dự kiến là 14 lớp. Phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương (nếu có) hoặc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Trung ương tổ chức. Báo cáo viên là giảng viên của Trường Chính trị tỉnh hoặc giảng viên kiêm chức, báo cáo viên của các sở, ban, ngành có liên quan.
Báo cáo, đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và giai đoạn 2022 - 2026 để báo cáo Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong các ngày từ 28/10 đến 3/11/2024, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An tổ chức Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh gồm 63 người, do đồng chí Vy Mỹ Sơn, Phó Trưởng ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập mô hình phát triển - kinh tế xã hội tại các tỉnh: Hoà Bình, Ninh Bình và TP Hà Nội...
Châu Yên
16:21 04/11/2024(Thanh tra) - Theo Kế hoạch 818/KH-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh năm 2024 - 2025 vừa được ban hành, hội thi sẽ được diễn ra ở 2 cấp huyện và tỉnh, thời gian tổ chức từ tháng 9 đến tháng 12/2024, hoàn thành trước 31/12/2024, cấp tỉnh dự kiến từ tháng 1 đến tháng 4/2025.
Thông Sắc
16:02 28/10/2024Trần Đức
15:52 25/10/2024Thảo Nguyên - Châu Yên
17:16 22/10/2024Quảng Nghĩa
20:11 12/05/2024T.Vân
11:50 04/04/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân