Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 20/09/2011 - 10:26
(Thanh tra)- Đây là nhận định qua khảo sát của Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm tham nhũng - Bộ Công an. Sự phức tạp không chỉ thể hiện ở số người vi phạm, mức độ thiệt hại mà còn là sự cấu kết của một số cán bộ có chức, có quyền với những thủ đoạn hết sức tinh vi… Khi “tấc đất tấc vàng” thì những sai phạm về đất đai cũng ngày càng nhiều hơn.
Nguyễn Văn Khỏe - nguyên Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh hầu tòa về hành vi tham nhũng đất đai (Ảnh: sgtt.com.vn)
Báo cáo của Cục CSĐT tội phạm tham nhũng cho thấy, việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tham nhũng, tiêu cực về đất đai thường rất chậm hoặc có dấu hiệu bao che. Báo cáo gần đây của Thanh tra TP Hà Nội cũng chỉ ra, qua công tác thanh tra, kiểm tra, đã xác định được 56 tổ chức vi phạm Luật Đất đai (trong số 102 tổ chức bị thanh tra). Các vi phạm phổ biến là để hoang hóa, chuyển nhượng trái phép, buông lỏng quản lý đất đai, đến khi xảy ra tranh chấp thường để lại hậu quả rất khó xử lý và khắc phục hậu quả...
Cuối tháng 8 vừa qua, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt nghiêm trọng liên quan tới dự án đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông. Đối tượng Nguyễn Sỹ Quyết, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty Cổ phần (CP) Đầu tư và Xây dựng Kinh Đô cùng đồng bọn đã dùng hợp đồng ký kết đầu tư mua và bán đất giả tại dự án đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông, Hà Nội do Cty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội làm chủ đầu tư, để bán cho nhiều người rồi chiếm đoạt gần 63 tỷ đồng. Trước đó, cơ quan này cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt và khám xét nơi ở của Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Thị Minh Ngọc, trú tại phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn đi mua đất nông nghiệp của người lao động rồi tạo dựng dự án không có thật, hai đối tượng trên đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 188 tỷ đồng.
Nội dung báo cáo của Cục CSĐT tội phạm tham nhũng đã rút ra được một số nhóm thủ đoạn chính của loại tội phạm này như: Lợi dụng sơ hở của Nhà nước khi thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho dân, đặc biệt là những dự án xây dựng nhà ở cho người nghèo, công nhân viên chức có thu nhập thấp ở các TP lớn hay tình trạng tái định cư cho người dân khi đất ở của họ nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa; một số đối tượng có chức vụ, quyền hạn làm sai lệch hồ sơ, lập hồ sơ khống để nhận tiền đền bù hoặc nhận đất tái định cư; lợi dụng chính sách giao đất, giao trồng rừng mới, phủ xanh đất trống, đồi trọc... Đặc biệt, trong đăng ký, quản lý các thửa đất, diện tích đất công, đất không ai đăng ký thường được cán bộ địa chính địa phương bỏ trống tên hoặc ghi bằng bút chì. Sau đó, khi có sự chỉ đạo hoặc chủ trương của cấp trên thì điền tên đối tượng khác, hợp thức hóa để hưởng lợi; việc thống kê diện tích đất công không được thực hiện đầy đủ, bỏ ngoài sổ sách để chiếm đoạt; quá trình quản lý đất đai không có phương án, kế hoạch sử dụng đất, dẫn đến việc cấp đất, giao đất tùy tiện, không đúng đối tượng, không đúng quy định và quy hoạch; các đối tượng được cấp không sử dụng, hoặc sử dụng sai mục đích, các cơ quan quản lý không kiểm tra dẫn đến các đối tượng chuyển nhượng trái phép, thu lợi bất chính... Nghiêm trọng hơn là các thủ đoạn lừa đảo nhà bằng những dự án "ma". Điển hình nhất là vụ lừa tại Cty Sàn bất động sản Việt Nam. Thông qua những dự án nằm trên giấy, một nhóm đối tượng đã câu kết, kéo hơn 400 người vào bẫy để chiếm đoạt gần 700 tỷ đồng.
Thống kê từ năm 2000 - 2010 của Cục CSĐT tội phạm tham nhũng, trên toàn quốc đã có 3.008 đối tượng bị khởi tố vì liên quan đến đất đai. Trong số này có 1.334 cán bộ các cấp có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, trong tổng số những vụ án liên quan đến đất đai đã khởi tố, các cơ quan chức năng chỉ xử lý một phần nhỏ.
Để đấu tranh và phòng ngừa với tội phạm tham nhũng liên quan đến đất đai có hiệu quả, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, việc xử lý nghiêm khắc những đối tượng sai phạm là việc làm rất cần thiết.
Hồng Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.
Đông Hà + Thanh Hoa
07:30 15/12/2024(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh