Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ ba, 14/11/2023 - 21:23
(Thanh tra)- Chiều 14/11, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra đã tổ chức hội thảo hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở “Tiếp cận, khai thác và đăng tải thông tin phòng, chống tham nhũng của cơ quan báo chí” do ThS Hoàng Diệu Anh, Trưởng phòng Thư ký Biên tập, Báo Thanh tra làm Chủ nhiệm.
ThS Hoàng Diệu Anh, Trưởng phòng Thư ký Biên tập, Báo Thanh tra trình bày nội dung đề tài. Ảnh: TH
ThS Hoàng Diệu Anh cho biết, với mục tiêu là làm rõ cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và phân tích thực trạng tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN); từ đó đưa ra quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm bảo đảm cho các cơ quan báo chí trong tiếp cận, khai thác và đăng tải thông tin về PCTN ở Việt Nam hiện nay, đề tài được chia làm 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN của cơ quan báo chí; Chương 2: Thực trạng việc tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN của cơ quan báo chí; Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm việc tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN của cơ quan báo chí.
Theo chủ nhiệm đề tài, thông tin về PCTN được hiểu là toàn bộ các thông tin liên quan đến việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Việc xác định nội dung thông tin về PCTN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tiếp cận, khai thác, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN của cơ quan báo chí là việc người làm báo, cơ quan báo chí tiếp cận các nguồn thông tin, xử lý thông tin, xây dựng và đăng tải các tác phẩm báo chí về PCTN.
Người trực tiếp tiếp cận, khai thác thông tin là đội ngũ những người làm báo; là biên tập viên báo chí có thể là người được cấp thẻ nhà báo và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ báo chí trong việc tiếp cận, khai thác thông tin theo quy định của pháp luật nhưng cũng có thể là người không thực hiện hoạt động nghiệp vụ tiếp cận, khai thác thông tin mà chỉ tập trung vào việc biên tập các tác phẩm báo chí trước khi đăng tải và người đứng đầu cơ quan báo chí là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với các hoạt động báo chí của cơ quan, từ công tác thu thập, khai thác, sử dụng, đăng tải các thông tin.
Hiện nay, việc tiếp cận thông tin về tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thông qua việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về PCTN không quá khó. Chỉ một số trường hợp chậm hoặc cố tình không công khai, minh bạch thông tin về hoạt động của cơ quan tổ chức, đơn vị thì mới ảnh hướng đến việc tiếp cận, khai thác thông tin của cơ quan báo chí.
Trên thực tế, cũng không ít trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm công khai hoặc công khai thông tin không đầy đủ nên các cơ quan báo chí không thể tiếp cận, khai thác để truyền thông kịp thời đến với công chúng.
Việc tiếp cận, khai thác thông tin về PCTN bằng các hoạt động nghiệp vụ báo chí cũng thường gặp không ít khó khăn do tâm lý người dân còn e ngại cung cấp thông tin cho báo chí, thậm chí những đối tượng vi phạm còn tìm mọi cách ngăn chặn, trả thù đối với nhà báo khi tiếp cận, khai thác thông tin về hành vi vi phạm của họ.
Bên cạnh đó, việc phát hiện vi phạm tham nhũng, tiêu cực và vi phạm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Hoạt động báo chí tác nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn tin chính xác nên việc phát hiện, đấu tranh với các sai phạm nhiều nơi, nhiều lúc vẫn còn bị động.
Ngoài ra, việc đăng tải thông tin về PCTN của các cơ quan báo chí vẫn còn một số hạn chế. Vẫn còn một số trường hợp đưa tin thiếu khách quan, trích dẫn nguồn tin không chính xác gây dư luận xấu trong xã hội. Một số trường hợp lợi dụng vai trò PCTN của báo chí để vụ lợi cho cá nhân. Không ít trường hợp cơ quan báo chí, nhà báo vi phạm đã bị xử lý.
“Vẫn còn tình trạng tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN không đúng quy định, có biểu hiện vụ lợi, có tình trạng “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”, thậm chí có trường hợp bị vi phạm đến mức bị xử lý hình sự”- chủ nhiệm đề tài cho hay.
Các cơ quan báo chí, nhà báo trong nhiều trường hợp thực hiện việc tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN còn “đơn độc”, không nhận được nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cũng như sự chia sẻ của người dân….
Trên cơ sở những tồn tại, vướng mắc đó, chủ nhiệm đề tài đã đưa ra các giải pháp đảm bảo việc tiếp cận khai thác, đăng tải thông tin về PCTN. Trong thời gian tới, việc tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN của cơ quan báo chí phải bám sát chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng đối với hoạt động báo chí và công tác PCTN; hoạt động nghiệp vụ của cơ quan báo chí và người làm báo trong việc tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN phải thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật về báo chí và PCTN; bảo đảm sự thông suốt, đồng bộ giữa tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN của cơ quan báo chí với việc cung cấp, xử lý thông tin của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền; bảo đảm sự cân đối giữa việc tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN với các thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội khác.
Góp ý tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao việc chuẩn bị đề cương của chủ nhiệm đề tài; các nội dung đưa ra đầy đủ, cấu trúc đề tài hợp lý, đã đưa ra được thực trạng việc tiếp cận, khai thác, đăng tải thông tin về PCTN của cơ quan báo chí.
Cùng với đó, đề tài cũng đã đưa ra được 5 nhóm giải pháp nhằm để bảo đảm cho báo chí tiếp cận, khai thác và đăng tải thông tin về PCTN.
Để đề tài hoàn chỉnh, các đại biểu đề nghị chủ nhiệm nên kết cấu lại các đề mục cho hợp lý tại Chương 2 và Chương 3. Cần nêu bật trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền về cung cấp thông tin; năng lực đạo đức của người làm báo và sự tham gia của xã hội và người dân trong việc khai thác về PCTN; tập trung vào việc các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện của các cơ quan Nhà nước trong việc chia sẻ thông tin về PCTN với cơ quan báo chí…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương