Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 23/10/2012 - 11:58
(Thanh tra) - Đó là nội dung được đặt lên bàn thảo luận chuyên sâu trong khuôn khổ các hoạt động tăng cường năng lực về phòng, chống tham nhũng và tiếp nối Cuộc họp lần thứ 17 Ban Điều hành Sáng kiến ADB/OECD khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Hồng Hà
>> Hỗ trợ đấu tranh chống tham nhũng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
>> Khai mạc Cuộc họp Ban Điều hành lần thứ 17 Sáng kiến ADB/OECD về chống tham nhũng
Tại hội thảo về chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày 23/10, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng nhấn mạnh, tham nhũng đã vượt qua khuôn khổ của một quốc gia, trở thành vấn nạn của khu vực và toàn cầu. Sự tăng trưởng, ổn định, thịnh vượng của các quốc gia và thế giới giờ đã phụ thuộc phần nhiều vào thành công của công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. “Các quốc gia trên toàn thế giới đang đẩy mạnh liên kết, tạo sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi tham nhũng. Trong bối cảnh đó, các cơ chế hợp tác khu vực và liên khu vực vô cùng cần thiết. Các hoạt động hợp tác xuyên quốc gia nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng, trong hỗ trợ điều tra chung đang được đẩy mạnh thực hiện. Đó cũng chính là một trong những mục đích chính của hội thảo khu vực ngày hôm nay”, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng nói.
Theo Phó Tổng Thanh tra, tham nhũng, về mặt bản chất là một loại tội phạm về tài chính. Làm rõ nguồn gốc, cơ chế phát sinh các dòng tiền, công khai, minh bạch tài sản đóng vai trò thiết yếu trong kiểm soát, đẩy lùi tham nhũng. Kiểm soát tốt tài sản, thu nhập của cá nhân sẽ giúp các nước thành viên của Sáng kiến làm tốt công tác phòng ngừa và phát hiện tham nhũng.
Trưởng Bộ phận quản lý công, quản trị và sự tham gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Sandra Nicoll nhận định, đói nghèo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên của Sáng kiến. Tham nhũng có ảnh hưởng rất lớn đến người nghèo trong xã hội. Chủ đề hội thảo truy tìm dòng tiền bất hợp pháp, thu hồi tài sản hiệu quả và kê khai tài sản một cách minh bạch rất phù hợp đối với các nước thành viên để đẩy lùi đói nghèo, tham nhũng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bà Sandra Nicoll cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục được hỗ trợ cho các nước thành viên nâng cao năng lực của các tổ chức kiểm toán, mua sắm công và dành quyền ưu tiên tài trợ cao cho các sáng kiến phòng, chống tham nhũng. Theo bà Sandra Nicoll, với việc thành lập Ủy ban Phòng, chống tham nhũng ở các quốc gia thành viên là động thái đẩy mạnh trách nhiệm giải trình của các quốc gia này.
Đồng ý kiến, ông Janos Bertok, Trưởng Bộ phận liêm chính công, Ban Quản trị công và phát triển lãnh thổ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng, vấn đề kê khai tài sản, truy tìm dòng tiền bất bất hợp pháp là bước đầu trong quá tình tìm hiểu, học hỏi để các quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên của Sáng kiến chống tham nhũng thành công.
Ông Janos Bertok khuyến nghị, để đối thoại thành công thì các thành viên sáng kiến phải đưa những bằng chứng cụ thể bên cạnh ý kiến nêu hiện trạng, giải pháp. “Dựa trên các đối thoại và bằng chứng, chứng cứ, chúng ta có được những kết quả cụ thể sau hội thảo. Đó là những bài học, giải pháp phù hợp với một quốc gia nào đó để phòng, chống tham nhũng hiệu quả”.
Các đại biểu tham dự hội thảo sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc kê khai tài sản. Ảnh: Hồng Hà
Hội thảo khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chống tham nhũng diễn ra trong hai ngày (23 - 24/10). Các quốc gia trong khu vực, các chuyên gia quốc tế sẽ chia sẻ, phổ biến những kinh nghiệm, thực tiễn hay từ đó giúp mỗi thành viên Sáng kiến đề xuất hoàn thiện cơ chế phòng, chống tham nhũng ở quốc gia mình, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của khu vực trong phòng, chống tham nhũng.
Ngày đầu tiên, các đại biểu tham dự thảo luận về những vấn đề chính trong xây dựng các cơ chế kê khai tài sản hiệu quả; xác minh nội dung kê khai; xử lý vi phạm và tiến triển trong đánh giá tác động của chính sách kê khai tài sản.
Ngày mai (24/10), các đại biểu sẽ cùng nhìn nhận, đánh giá về những xu hướng, tiến triển cũng như những thách thức của khu vực trong việc tìm kiếm và thu hồi tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán ra nước ngoài. Đồng thời, thảo luận sâu về việc kiểm soát hiệu quả dòng tiền trong nước thông qua cơ chế minh bạch, công khai tài sản, thu nhập của các quốc gia trong khu vực và thực tiễn tốt của thế giới.
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang vừa ban hành Văn bản số 04-TC/UBKT về thông cáo kết quả kỳ họp thứ 41, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bùi Bình
20:37 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024.
Trần Kiên
18:02 11/12/2024N. Phó - L. Bằng
17:24 11/12/2024PV
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:40 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà