Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

​Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời chất vấn về dự án Đại Ninh và SCB

Hương Giang

Thứ ba, 07/11/2023 - 14:37

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thẳng thắn nói, Dự án Đại Ninh (ở Lâm Đồng) liên quan đến SCB, đang được điều tra để xử lý theo quy định. Liên quan vụ này, một số cán bộ của Thanh tra Chính phủ bị khởi tố và Thanh tra Chính phủ đã buộc thôi việc những cán bộ này.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. Ảnh: P.Thắng

Từ 9 giờ 10 đến 15 giờ ngày 7/11, Quốc hội chất vấn người đứng đầu lĩnh vực nội vụ, an ninh trật tự, thanh tra, tòa án, kiểm sát, kiểm toán.

Chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) hỏi: Căn cứ vào đâu và yêu cầu nào mà vào năm 2021, Tổng Thanh tra thành lập tổ công tác để thanh tra lại kết luận thanh tra ban hành năm 2020, liên quan đến dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng?/p>

Theo ông Vân, Dự án Đại Ninh có nhiều dấu hiệu vi phạm và cơ quan điều tra đã khởi tố nhiều bị can, trong đó có một số cán bộ của Thanh tra Chính phủ.

“Việc thành lập tổ công tác để thanh tra lại kết luận của đoàn thanh tra có đúng luật không? Với vai trò “kép”, vừa là thủ trưởng cơ quan thanh tra, vừa là người đứng đầu cơ quan Nhà nước, Tổng Thanh tra chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?”, đại biểu chất vấn.

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ. Ảnh: P.Thắng

Trả lời, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho hay, việc thành lập tổ công tác là để rà soát, sửa đổi, bổ sung kết luận thanh tra, chứ “không phải thanh tra lại”.

Theo ông Đoàn Hồng Phong, sau khi Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận số 929 ngày 12/6/2020 về thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Công ty Sài Gòn Đại Ninh và Văn phòng Luật sư Phan Trung Hoài (đơn vị được Công ty Sài Gòn Đại Ninh ủy quyền hỗ trợ tư pháp) có nhiều lần gửi đơn đề nghị.

Công ty Sài Gòn Đại Ninh và Văn phòng Luật sư Phan Trung Hoài đề nghị xem xét lại việc thu hồi Dự án Đại Ninh; cho công ty này tiếp tục thực hiện dự án.

Thanh tra Chính phủ cũng nhận được 4 văn bản của Văn phòng Chính phủ, trong đó có 2 văn bản chuyển đơn của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, Văn phòng Luật sư Phan Trung Hoài và 2 văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực phụ trách về việc chuyển đơn và giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, rà soát, giải quyết phản ánh, kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, trả lời doanh nghiệp.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực, Thanh tra Chính phủ đã thành lập tổ công tác ngày 1/3/2021 để kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh.

Tổ công tác này có 4 thành viên. Thanh tra Chính phủ cũng phê duyệt kế hoạch kiểm tra, xác minh của tổ công tác này.

Tổng Thanh tra thẳng thắn, Dự án Đại Ninh sau này liên quan đến việc chuyển tiền của SCB và vụ án đang được điều tra để xử lý theo quy định. Trong vụ này, có một số cán bộ của Thanh tra Chính phủ đã bị tạm giam, khởi tố điều tra, vì “chủ yếu nhận hối lộ”.

Trước điều này, Thanh tra Chính phủ đã buộc thôi việc các công chức liên quan đến vụ án này, khai trừ ra khỏi Đảng. “Tổng Thanh tra chịu trách nhiệm trước quy định của Đảng, Nhà nước khi có chỉ đạo về vụ việc này”, ông Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh.

Thanh tra làm tốt việc chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang điều tra

Cũng chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ, đại biểu Nguyễn Danh Tú (đoàn Kiên Giang) đặt vấn đề: Theo quy định, trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc, cùng văn bản kiến nghị khởi tố đến cơ quan điều tra.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (đoàn Kiên Giang). Ảnh: P.Thắng

Theo Báo cáo số 530 của Chính phủ, chỉ riêng kết quả đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, đã chuyển cơ quan điều tra 245 vụ việc, nhưng đến nay mới khởi tố 29 vụ việc.

“Đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết trách nhiệm và giải pháp nâng cao chất lượng kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phát hiện trong quá trình thanh tra”, ông Tú hỏi.

Trả lời chất vấn, Tổng Thanh tra nhắc lại quy định của Đảng, Nhà nước và ý kiến của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đó là, “trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm, có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, không chờ kết thúc thanh tra, kiểm tra mới chuyển”.

“Thanh tra đã làm tốt công việc này”, ông Đoàn Hồng Phong khẳng định và nhắc lại việc chuyển hồ sơ như báo cáo đại biểu nêu.

Về việc tỷ lệ khởi tố vụ việc thanh tra chuyển chưa cao, Tổng Thanh tra nói “có lẽ trách nhiệm thuộc về cơ quan tố tụng”.

Đề cập đến trách nhiệm của cơ quan thanh tra, ông Đoàn Hồng Phong cho hay, thời gian tới sẽ phối hợp thường xuyên hơn nữa với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, ủy ban kiểm tra trong việc xem xét xử lý những trường hợp như thế.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm