Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/05/2020 - 06:35
(Thanh tra)- Báo Jakarta Post đưa tin, Ủy ban Bài trừ tham nhũng Indonesia (KPK) khẳng định, những kẻ bị kết tội tham nhũng liên quan đến các quỹ cứu trợ COVID-19 sẽ phải đối mặt với án tử hình.
Ảnh: The Jakarta Post
"An toàn cộng đồng (public safety) là luật cao nhất. Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc trừng phạt những kẻ tham nhũng trong thảm họa với án tử hình”, Chủ tịch KPK Firli Bahuri nói trong một cuộc họp mới đây với Ủy ban Hạ viện III về giám sát các vấn đề pháp lý.
Luật Chống tham nhũng năm 2001 của Indonesia đã quy định rằng, những người bị phát hiện phạm tội tham nhũng hoặc làm giàu cá nhân gây thiệt hại cho Nhà nước trong thảm họa quốc gia có thể bị kết án tử hình.
Chủ tịch KPK cho biết, KPK đã xác định 4 lĩnh vực trong Chương trình Chống COVID-19 của Chính phủ dễ xảy ra tham nhũng, bao gồm: Mua sắm hàng hóa, dịch vụ; các khoản quyên góp của bên thứ 3; phân bổ ngân sách và phân phối viện trợ.
Sau khi xác định 4 nhóm nguy cơ tham nhũng, KPK đã thành lập một đội đặc nhiệm để giám sát 4 lĩnh vực nêu trên.
"Chúng tôi đã hợp tác với các bộ và nhiều cơ quan khác nhau có liên quan. Đồng thời, yêu cầu lực lượng Cảnh sát Quốc gia trợ giúp trong hoạt động giám sát việc sử dụng ngân sách và phân phối viện trợ xã hội cho các vùng sâu, vùng xa”, Chủ tịch KPK nói.
Tính đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Indonesia đã phân bổ thêm 405,1 nghìn tỷ Rp (24,6 tỷ USD) cho các quỹ để xử lý các ổ dịch COVID-19. Trong đó bao gồm 75 nghìn tỷ Rp dành cho chăm sóc sức khỏe y tế và 110 nghìn tỷ Rp cho các chương trình an sinh xã hội.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động chống tham nhũng đã cảnh báo và cho thấy mối lo lắng rằng, KPK có thể sẽ “bất lực” trong điều tra các hành vi tham nhũng do một số thay đổi được đưa ra trong Luật sửa đổi về Ủy ban Chống tham nhũng khiến KPK bị suy yếu.
Trong bối cảnh này, các nhà lập pháp của Ủy ban Hạ viện III đã kêu gọi KPK hành động mạnh mẽ chống tham nhũng khi đại dịch bùng phát, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành quy định thay cho luật (Perppu) số 1/2020.
Quy định này cho phép Chính phủ mở rộng ngưỡng thâm hụt ngân sách Nhà nước lên khoảng 5% GDP so với mức 3% hiện nay. Theo đó, với ngưỡng thâm hụt cao hơn, Chính phủ có thể tăng chi tiêu cho các nỗ lực cứu trợ.
Arteria Dahlan, thành viên Đảng Dân chủ Đấu tranh Indonesia (PDI-P - đảng cầm quyền) cho rằng, KPK cần hành động mạnh mẽ, sử dụng thời điểm này để công chúng thấy rõ tác phong làm việc mới của họ, trong đó, tập trung vào việc phòng (ngăn chặn) hơn là chống (truy tố) các nghi phạm tham nhũng.
“Ngoài giám sát việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ và sử dụng các khoản đóng góp, KPK cần giám sát quá trình hoạch định chính sách. Phòng ngừa là cần thiết… Chúng tôi muốn KPK bảo vệ Chính phủ và đưa ra các khuyến nghị cho những chính sách tồi”, ông Arteria Dahlan nói, và lưu ý, KPK cũng cần giám sát việc lựa chọn các đối tác của Chính phủ cho các chương trình của mình.
Lấy ví dụ, ông Arteria đề cập đến sự lựa chọn của Chính phủ trong chương trình khởi nghiệp giáo dục Ruangguru để giải quyết vấn đề thất nghiệp. CEO của công ty được chọn là bà Belva Devara, một cựu trợ lý đặc biệt của Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo.
Trong khi đó, những nhà lập pháp khác cũng kêu gọi KPK tăng cường giám sát các vấn đề tương tự.
“Các nhà cung cấp được lựa chọn mà không thông qua đấu thầu thích hợp. Điều này là không bình thường đối với một dự án trị giá 5,7 nghìn tỷ Rp trong thời gian khủng hoảng dịch bệnh, nhất là khi những người tham gia chỉ nhận được quyền tiếp cận vào không gian “ảo” trên mạng internet”, ông Aboebakar Alhabsyi - thành viên Đảng Công lý thịnh vượng (PKS) nói.
Ngọc Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.
Đông Hà + Thanh Hoa
07:30 15/12/2024(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà