Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường công khai minh bạch và phòng, chống tham nhũng trong nền kinh tế

Phương Anh

Thứ năm, 24/06/2021 - 22:40

(Thanh tra)- Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, giảm thiểu chi phí giao dịch phi chính thức, tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường phòng, chống tham nhũng trong nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Lê Sơn

Kết quả SIPASS 2020 cho thấy, tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng về tiếp cận dịch vụ là 84,71%; thủ tục hành chính 88,45%; 86,53% hài lòng về công chức nói chung; 89,73% người dân, tổ chức hài lòng về kết quả dịch vụ và 11,64% ngươi dân, tổ chức có ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị.

SIPAS 2020 cũng cho thấy, sự hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ hành chính tăng dần qua mỗi năm kể từ năm 2017 đến nay, từ 80,90% lên 85,48%.

Khoảng cách chênh lệch về mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của 63 tỉnh thu hẹp dần, từ 28,5% xuống 20,08%. 

SIPAS 2020 cũng tiến hành phân tích chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của các tỉnh phân theo loại đơn vị hành chính và phân theo vùng miền để so sánh, phát hiện sự khác biệt giữa các loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và giữa các vùng miền.

Kết quả cho thấy năm 2020 có sự chênh lệch nhỏ về mức độ hài lòng của người dân, tổ chức giữa các loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó các tỉnh thuộc loại thành phố trực thuộc Trung ương có mức hài lòng trung bình cao nhất, với giá trị 86,89% và các tỉnh thuộc loại thành phố đặc biệt trực thuộc Trung ương có mức hài lòng trung bình thấp nhất, với giá trị 84,45%.

Đáng lưu ý, có sự chênh lệch khá lớn về mức độ hài lòng của người dân, tổ chức giữa các vùng miền. trong đó các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng có mức hài lòng trung bình cao nhất, với giá trị 89,27%.

Khoảng cách chênh lệch về mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của 63 tỉnh, thành thu hẹp dần. Ảnh minh họa: Internet

Năm 2020, có 3 nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi nhất trong việc cung ứng dịch vụ công của cơ quan hành chính Nhà nước là: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, với tỷ lệ 54,02%; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, với tỷ lệ 52,20%; và tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, với tỷ lệ 40,32%.

Khi phân tích những mong đợi của người dân, tổ chức đối với dịch vụ công của cấp hành chính và lĩnh vực, kết quả năm 2020 cho thấy 3 nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi nhất đối với dịch vụ công của 3 cấp hành chính và 8 nhóm lĩnh vực cũng lần lượt là: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính và tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. 

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và đặc biệt là Bộ Nội vụ trong việc triển khai xác định chỉ số SIPAS và chỉ số PAR Index năm 2020.

“Các chỉ số này đã trở thành công cụ quản lý hiệu quả kết quả CCHC, giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nhận diện rõ những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế của nền hành chính nói chung, của quá trình triển khai nhiệm vụ CCHC hàng năm của bộ, ngành, địa phương nói riêng”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị, căn cứ kết quả chỉ số SIPAS và PAR Index năm 2020, người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương tiếp tục có những biện pháp, giải pháp mới, đột phá, phù hợp để cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân, tổ chức.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và thực thi pháp luật, hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh.

Đặc biệt, Phó tThủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường phòng, chống tham nhũng trong nền kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính một cách hiệu quả, thực chất; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính mới, bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính. Nâng cao hơn nữa hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; đẩy mạnh nghiên cứu, thí điểm một số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường rà soát, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; ưu tiên nguồn lực, tập trung triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm