Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Năm 2020, chỉ số cải cách hành chính của các địa phương có nhiều khởi sắc

Phương Anh

Thứ năm, 24/06/2021 - 22:22

(Thanh tra)- Chiều 24/6, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố chỉ số CCHC năm 2020 (PAR INDEX 2020) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ chủ trì Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số CCHC

Báo cáo đánh giá cho thấy, chỉ số CCHC năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình là 83,72%, cao hơn 2,57% so với giá trị trung bình năm 2019 (đạt 81,15%) và đạt giá trị cao nhất trong 5 năm gần đây.

So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 38 đơn vị đạt chỉ số CCHC cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Đáng chú ý, năm 2020 có 58 địa phương đạt chỉ số CCHC trên 80%, trong khi đó, năm 2019 chỉ có 44 đơn vị và năm 2018 chỉ có 09 đơn vị thuộc nhóm này; không có địa phương nào đạt kết quả dưới 70%.

Đánh giá cũng cho thấy, kết quả chỉ số CCHC của các địa phương có nhiều khởi sắc với 58 tỉnh, thành phố có kết quả Chỉ số tăng cao hơn so với năm 2019.

Địa phương tăng điểm cao nhất là Bến Tre (+42%), tăng thấp nhất là Thái Bình (+ 70%).

Mặc dù vậy, 5 địa phương có kết quả chỉ số CCHC giảm so với năm 2019 là Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Kiên Giang, trong đó, đơn vị giảm nhiều nhất là Phú Yên (- 3,94%).

Về xếp hạng chỉ số CCHC 2020, Quảng Ninh tiếp tục là địa phương xếp vị trí thứ nhất bảng với kết quả đạt 91,04%, cao hơn 0,53% so với đơn vị xếp vị trí thứ 2 là Hải Phòng, đạt 90,51%. Tỉnh Quảng Ngãi là địa phương đứng cuối bảng xếp hạng chỉ số CCHC năm 2020, với kết quả đạt 73,25%.

Trong năm 2020, cả 6 vùng kinh tế đều có giá trị trung bình chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2019 và đều đạt giá trị trên 80%.

Giá trị trung bình cao nhất là vùng kinh tế Đông Nam Bộ với kết quả đạt 85,88%; tiếp theo là khu vực Đồng bằng sông Hồng, đạt 85,51%.

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng kinh tế đạt giá trị thấp nhất, với kết quả là 81,41%.

Khu vực Tây Nguyên đã có sự tăng trưởng đáng kể, giá trị trung bình khu vực này đạt 82,2% cao hơn 2,57% so với năm 2019 nhờ sự bứt phá cả về điểm số và thứ hạng của các địa phương thuộc khu vực này. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung có giá trị tăng trưởng thấp nhất so với 5 vùng kinh tế còn lại, chỉ cao hơn 0,63% so với năm 2019.

Các điểm cầu hội nghị trực tuyến trên cả nước. Ảnh: TTXVN

Phân tích các chỉ số thành phần, cho thấy, giá trị trung bình của các chỉ số thành phần đều có sự cải thiện đáng kể; có 7/8 chỉ số thành phần đạt giá trị trung bình tăng cao hơn so với năm 201.

Đáng chú ý, năm 2020 có 6/8 chỉ số thành phần đạt giá trị trung bình trên 80%, trong khi đó năm 2019 có 5 chỉ số thành phần và năm 2018 có 3 chỉ số thành phần thuộc nhóm này.

Chỉ số CCHC của 17 bộ, cơ quan ngang bộ đạt giá trị trung bình cao nhất 9 năm qua

Theo Báo cáo PAR INDEX 2020, kết quả chỉ số CCHC năm 2020 các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục tập trung vào 2 nhóm điểm.

Nhóm thứ nhất, đạt kết quả chỉ số CCHC trên 90%, tiếp tục là 3 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp.

Nhóm thứ hai, đạt kết quả chỉ số CCHC từ trên 80% đến dưới 90%, gồm 14 đơn vị: Bộ Ngoại giao; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nội vụ; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Không có đơn vị nào có chỉ số CCHC dưới 80%.

Chỉ số CCHC của 17 bộ, cơ quan ngang bộ đạt giá trị trung bình cao nhất 9 năm qua

Chỉ số CCHC năm 2020 của 17 bộ, cơ quan ngang bộđạt giá trị trung bình cao nhất trong 9 năm triển khai xác định chỉ số CCHC đạt được là 87,56%, tăng 1,93% so với năm 2019 (chỉ đạt 85,63%).

15/17 bộ đạt chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2019, trong số đó, tăng nhiều nhất là Bộ Giao thông vận tải (+5,4%); 2 bộ có kết quả chỉ số CCHC giảm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (-2,19%), Bộ Giáo dục và Đào tạo (-1%).

Khoảng cách giữa đơn vị đứng đầu là Ngân hàng Nhà nước và với đơn vị có kết quả chỉ số CCHC thấp nhất - Bộ Giáo dục và Đào tạo với giá trị 83,24% tiếp tục được rút ngắn về 12,64% trong khi khoảng cách này năm 2019 là 14,87%. So với năm 2019, có 5/7 chỉ số thành phần PAR INDEX 2020 của 17 bô, cơ quan ngang bộcó giá trị trung bình tăng. Trong đó, chỉ số thành phần “công tác chỉ đạo, điều hành CCHC” tăng 0,43% lên 95,14%. Chỉ số thành phần “hiện đại hóa hành chính” tăng 0,9% lên 90,54%.

Chỉ số thành phần “cải cách tài chính công” có giá trị trung bình tăng cao nhất với giá trị tăng là 7,63%, lên 87,96% năm 2020. Chỉ số thành phần “cải cách thủ tục hành chính” có giá trị tăng cao thứ hai thêm 5,03%, đạt giá trị 89,72%. Đây cũng là năm thứ hai đánh giá việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và 17/17 bộ đạt tỷ lệ 100% điểm số tại tiêu chí này.

Dù vẫn trong nhóm tăng điểm song chỉ số thành phần “xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ” tiếp tục có giá trị trung bình thấp nhất, với giá trị trung bình 79,77%, tuy có tăng hơn so với năm 2019, tuy nhiên, giá trị tăng chỉ là 0,61%.

Đáng chú ý có 2/7 chỉ số thành phần có giá trị trung bình giảm so với năm 2019. Trong đó, chỉ số thành phần “cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước” giảm 1,8%, từ 84,38% của năm 2019 xuống còn 82,58% năm 2020. Tương tự, chỉ số thành phần “xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức” giảm 0,25% xuống còn 89,51%.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm