Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 27/01/2016 - 16:38
(Thanh tra) - Đó là nhận định của Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), Cơ quan Đầu mối Quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố hôm nay.
Ảnh minh họa: http://cafef.vcmedia.vn/
Ngày 27/1, TI công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2015, xếp hạng 168 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia trong nước về tham nhũng trong khu vực công.
Năm | Điểm | Xếp hạng |
---|---|---|
2015 | 31/100 | 112/168 |
2014 | 31/100 | 119/175 |
2013 | 31/100 | 116/177 |
2012 | 31/100 | 123/176 |
Để tạo ra những chuyển biến tích cực trong cảm nhận về tham nhũng ở Việt Nam, TT khuyến nghị Đảng và Nhà nước thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh Việt Nam đang đánh giá 10 năm việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và xem xét sửa đổi toàn diện Luật này theo hướng phù hợp với yêu cầu thực tế cũng như qui định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là một thành viên, TT khuyến nghị việc sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng tập trung vào một số vấn đề sau:
Kê khai và công khai tài sản: Thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; xác định một cơ quan chịu trách nhiệm chính và có đủ thẩm quyền, nguồn lực để quản lý, xác minh và theo dõi các bản kê khai; công khai rộng rãi các bản kê khai tới công chúng.
Thu hồi tài sản tham nhũng: Bổ sung các quy định pháp luật cụ thể về trình tự, thủ tục, cách thức hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong nước và quốc tế; chỉ định cơ quan đầu mối quản lý tài sản được thu giữ, tịch thu.
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước: Qui định rõ khái niệm người đứng đầu, phạm vi trách nhiệm, hình thức xử lý cụ thể đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước theo mức độ trách nhiệm nếu để xảy ra tham nhũng.
Bảo vệ người tố cáo: Qui định các biện pháp cụ thể, thiết thực để bảo vệ thông tin về danh tính và an toàn cho người tố cáo; xem xét giao trách nhiệm và thẩm quyền cho một cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tố cáo tham nhũng.
Huy động sự tham gia của xã hội: Qui định các biện pháp cụ thể để huy động và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước và người dân nói chung vào phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, cần đảm bảo các cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tư pháp có đủ năng lực, nguồn lực và độc lập trong hoạt động. Việt Nam nên xem xét việc thành lập hoặc chỉ định một cơ quan với đủ thẩm quyền, năng lực, nguồn lực và sự độc lập để có thể đảm nhiệm toàn bộ quá trình thanh tra, điều tra và truy tố các vụ án tham nhũng nghiêm trọng.
Cuối cùng, để thực sự hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội, nhà nước cần ban hành những chính sách ưu đãi thiết thực và cụ thể cho khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự, báo chí - truyền thông khi tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Trần Ngọc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuấn, Cục trưởng Cục Ngoại vụ Bộ Ngoại giao Nguyễn Như Hiếu và nguyên lãnh đạo ở nhiều địa phương.
Hương Giang
(Thanh tra) - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An khi giữ chức Bí thư tỉnh Bình Thuận đã có vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật.
Nhật Minh
Văn Thanh
Nhật Minh
Hải Hà
Nhóm Media Thanh tra
Bảo Anh
Trần Kiên
Hương Giang
Trần Quý
Trần Quý
Chính Bình
Nam Dũng
Hương Giang