Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những lỗ hổng lộ ra từ phản ứng với COVID-19

Thứ bảy, 20/02/2021 - 06:38

(Thanh tra)- Với 40/100 điểm CPI (chỉ số cảm nhận tham nhũng) năm 2020, Maroc đang không đạt được tiến bộ chống tham nhũng trong khu vực công. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy sự mong manh của nền kinh tế Maroc, đồng thời nêu bật những thách thức về công tác quản trị.

Ảnh minh họa: Chris Ford/Flickr

Để chống lại đại dịch COVID-19, Maroc đã áp đặt tình trạng khẩn cấp vào ngày 20/3/2020, dẫn đến các hạn chế về di chuyển. Đại dịch khiến nền kinh tế Maroc càng dễ bị tổn thương do sự sụt giảm về du lịch, kiều hối và xuất khẩu nông sản. Sản lượng kinh tế giảm 13,8%, dẫn đến thiếu hụt thu thuế, tăng thâm hụt ngân sách.

Tỷ lệ đói nghèo của Maroc đã tăng từ 17,1% vào năm 2019 lên 19,8% vào năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 8,1% lên 12,3%. 1/3 các gia đình ở Maroc bị mất nguồn thu nhập chính do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Theo Tổ chức Minh bạch Maroc, điểm số CPI luôn dưới mức trung bình của Maroc cho thấy mức độ tham nhũng nghiêm trọng và mang tính hệ thống, dẫn đến các dịch vụ xã hội bị bỏ bê, làm tăng tính bấp bênh của sinh kế và làm trầm trọng thêm tác động của nghèo đói gia tăng.

Tình trạng khẩn cấp cũng dẫn tới việc tăng thẩm quyền quản lý của cơ quan hành pháp, làm dấy lên các cuộc tranh luận và chỉ trích.

Nhiều hợp đồng công đáng ngờ đã được trao trong suốt cuộc khủng hoảng. Trong tình trạng khẩn cấp, Maroc cho phép thực hiện mua sắm thiếu sự giám sát và cho phép miễn trừ đặc biệt mà quan chức Chính phủ không phải chịu trách nhiệm.

Theo đó, các quan chức được phép thanh toán từ các tổ chức công về cơ bản đã được che dấu hợp pháp cho các hành vi lạm dụng. Những sự miễn trừ này mở rộng đến cả lĩnh vực ngoài chăm sóc sức khỏe và gây ra rủi ro đáng kể về quỹ quản lý sai phạm và tham nhũng. Nhiều cơ quan công quyền thuộc các lĩnh vực đã kiếm "đẫy" tiền trong đại dịch.

Cũng theo Tổ chức Minh bạch Maroc, đã có rất nhiều lời tuyên bố, hứa hẹn, nhưng trên thực tế chưa có những tín hiệu tích cực về ý chí chính trị để đấu tranh chống tham nhũng một cách hiệu quả. Chiến lược Quốc gia Phòng, chống tham nhũng, được phê duyệt ngày 28/12/2015, đến nay chưa đạt được những tiến bộ cụ thể.

Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia, được cho là dẫn đầu Chiến lược này, mới chỉ họp 2 lần kể từ khi bắt đầu vào năm 2017.

Cuộc chiến chống tham nhũng đang lan rộng ở Maroc đòi hỏi phải tăng cường các biện pháp chống tham nhũng hiệu quả. Để làm được điều này cần ý chí chính trị mạnh mẽ. Tổ chức Minh bạch Maroc đề xuất một loạt biện pháp cơ bản, bao gồm:

- Kích hoạt Chiến lược Quốc gia Phòng, chống tham nhũng;

- Bảo vệ Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia khỏi các mối đe dọa đối với nhiệm vụ và sự độc lập của Ủy ban;

- Thông qua và thực thi Luật Xung đột lợi ích;

- Kích hoạt pháp luật để đảm bảo bảo vệ hiệu quả cho nhân chứng và người tố giác;

- Sửa đổi các luật liên quan đến kê khai tài sản và việc thực thi các luật, giám sát tính liêm chính và độc lập của các cơ quan có cơ chế điều tra;

- Chủ đạo là trách nhiệm giải trình cho tất cả những người có trách nhiệm trong khu vực công và những người thụ hưởng công quỹ;

- Hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính.

Ngọc Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm