Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhìn lại chặng đường 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng ở Đắk Lắk

Ngọc Giàu

Thứ năm, 26/12/2024 - 07:00

(Thanh tra) - Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở Đắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo được sự đồng thuận, tin tưởng trong xã hội và người dân.

Ngành Thanh tra tỉnh Đắk Lắk cũng thực hiện nghiêm Thông tư số 02/2023/TT-TTCP ngày 22/12/2023 của Tổng Thanh tra Chính phủ. Ảnh: NG

Tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật PCTN. Theo đó, thời gian qua, Đắk Lắk tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

UBND tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn một số nội dung về thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước; khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, căn cứ vào quy định của Luật PCTN và luật khác có liên quan, ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động, thành viên, hội viên của mình.

Ngành Thanh tra tỉnh Đắk Lắk cũng thực hiện nghiêm Thông tư số 02/2023/TT-TTCP ngày 22/12/2023 của Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra.

Theo đó, Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN.

Hiện nay, cơ quan Thanh tra tỉnh đang duy trì 1 phòng nghiệp vụ chuyên trách về công tác PCTN, có nhiệm vụ giúp Chánh Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác PCTN; phối hợp với cơ quan kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện KSND, TAND trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng và phối hợp trong việc tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách, pháp luật, giải pháp phòng ngừa, PCTN; kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật; chủ trì, giúp Chánh Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh và cấp huyện hàng năm…

Thông qua việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, quy định của pháp luật về PCTN đã tác động tích cực đến ý thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Qua đó, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn đã tuân thủ pháp luật tốt hơn về PCTN, tiêu cực.

Trong kỳ, cơ quan CSĐT phát hiện 56 vụ việc/119 đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tham nhũng, khởi tố 42 vụ việc/96 bị can có dấu hiệu tham nhũng với tổng số tiền 13,167 tỷ đồng, thu hồi 8,952 tỷ đồng; chuyển viện kiểm sát đề nghị truy tố 42 vụ/96 đối tượng, tiếp tục điều tra 14 vụ/23 đối tượng.

Qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, thu hồi tiền và tài sản tham nhũng bị chiếm đoạt trong các vụ án, vụ việc, tạo sự đồng thuận, tin tưởng trong xã hội và người dân.

Tuy nhiên, quá trình triển khai Luật PCTN năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk nhận thấy một số tồn tại, hạn chế:

Tại khoản 1, Điều 2 Luật PCTN năm 2018 quy định 12 hành vi tham nhũng, nhưng tại Mục 1, Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 lại quy định 7 hành vi phạm tội tham nhũng, nên 5 hành vi còn lại của Luật PCTN còn thiếu chế tài để xử lý, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, gây khó cho quá trình vận dụng vào thực tiễn, đồng thời, chưa có hướng dẫn cụ thể một số tội danh thuộc các tội phạm tham nhũng dẫn đến việc đánh giá, áp dụng quy định này chưa thống nhất.

Tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ xác định người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) hằng năm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong 105 lĩnh vực, làm cho nhiều đơn vị, địa phương còn lúng túng và có nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xác định người có nghĩa vụ kê khai TSTN.

Do đó, UBND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm xây dựng, hoàn thiện, triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về TSTN của cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai TSTN; có sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát TSTN để phục vụ cho công tác kiểm soát và xác minh TSTN.

Sớm ban hành văn bản triển khai thực hiện quy trình xác minh TSTN (bao gồm: Trình tự thực hiện, biểu mẫu về xác minh TSTN, hình thức kỷ luật cụ thể theo từng mức độ vi phạm về kê khai TSTN) để tạo sự thống nhất chung trong các cơ quan có chức năng kiểm soát TSTN.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vì sao thu hồi tiền bảo lãnh dự thầu nhưng vẫn chưa biết cấm hay không cấm thầu?

Vì sao thu hồi tiền bảo lãnh dự thầu nhưng vẫn chưa biết cấm hay không cấm thầu?

(Thanh tra) - Liên quan đến gói thầu số 06 thi công công trình và bảo hiểm cầu bản Uôn đi bản Páng, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, sau khi Báo Thanh tra phản ánh loạt bài “Cần làm rõ nghi vấn hồ sơ dự thầu của Công ty Phương Anh – Hồng Phát, Công an huyện đã vào cuộc xác minh, đồng thời có văn bản gửi Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Quan Hóa và đơn vị này đã có quyết định hủy thầu đối với gói thầu này.

Văn Thanh

07:24 26/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm