Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 24/10/2012 - 09:55
(Thanh tra) - Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự phiên tham vấn mở rộng với chủ đề “Vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” trong khuôn khổ Cuộc họp Ban Điều hành lần thứ 17 Sáng kiến ODB/OECD ngày 23/10.
Các đại biểu tham dự phiên tham vấn mở rộng. Ảnh: Hồng Hà
Mục tiêu của phiên thảo luận mở rộng là tham vấn quan điểm của khu vực tư, xã hội dân sự và báo chí về những vấn đề tham nhũng đáng chú ý nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; vai trò cũng như những thách thức phối hợp giữa Sáng kiến với khu vực tư, xã hội dân sự và báo chí để hai bên có thể hỗ trợ, cùng nhau đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
Chuẩn hóa quy định pháp luật
Chia sẻ tại phiên tham vấn mở rộng, bà Đào Thị Nga, Tổ chức Hướng tới Minh bạch cho rằng, tham nhũng trong dịch vụ công hiện khá nhức nhối như lĩnh vực y tế, giáo dục. “Trong các lĩnh vực này, tham nhũng vặt, nhỏ nhưng tác động rất lớn vì nó hạn chế sự tiếp cận của người dân đối với dịch vụ công nhất là đối với người nghèo, gây bức xúc trong xã hội. Tổ chức Hướng tới Minh bạch đã có nhiều khuyến nghị, trong đó cần tăng cường sự giám sát của người dân, báo chí; nâng cao nhận thức để người dân hiểu được quyền của mình khi tiếp cận dịch vụ công”, bà Nga nhấn mạnh.
Đại diện Phòng Thương mại Úc tại Việt Nam, ông David Whitehead nhận định: Khó nói được bức tranh toàn cảnh vấn đề tham nhũng nổi cộm trong toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Song, rõ ràng, tham nhũng là vấn đề nhức nhối, làm tốn kém trong bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh. Việc đưa hối lộ đã thành căn bệnh làm ảnh hưởng đến cách thức làm ăn của các doanh nghiệp.
Các đại biểu đại diện cho khối doanh nghiệp cũng bày tỏ những quan ngại do nạn tham nhũng đang làm ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh và việc cạnh tranh không công bằng. Nhiều đại biểu cho rằng cần phải quy định rõ ràng chính sách kinh doanh để mọi người làm đúng “không tìm cách lách”; đồng thời có những kênh cung cấp thông tin một cách minh bạch, công bằng cho các doanh nghiệp.
Đồng quan điểm, ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đề nghị chuẩn hóa các quy định pháp luật và bảo đảm mức thu nhập cho các vị trí cán bộ Nhà nước. “Nếu bảo đảm mức thu nhập thì sẽ hạn chế tình trạng nhận phong bì hay lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng”.
Theo ông Tuấn, báo chí và người dân phát hiện tốt nhất các hành vi tham nhũng có thể xảy ra, nhưng phải biết chọn lọc, bảo đảm độ chính xác thông tin. Cho nên cần phải tạo điều kiện để người dân và báo chí thực hiện giám sát các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, cần tuyên dương thành tích những người phát hiện tham nhũng thường xuyên.
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Nguyễn Hữu Cát cũng nhận định: Tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Khu vực tư, xã hội dân sự và báo chí đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng cho nên cần phải có cơ chế để bảo đảm sự tham gia của người dân.
Bắt tay chống tham nhũng
Lắng nghe các ý kiến, đề xuất, nhiều thành viên của Sáng kiến đồng tình cho rằng đã đến lúc cần có hành động cụ thể. Đại diện Bu-tan khẳng định: Không chỉ nói mà phải hành động thực sự, khu vực công, khu vực tư và báo chí phải hợp tác cùng nhau nói và làm để chống tham nhũng.
Đại diện Cơ quan Phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC) đề nghị xây dựng chính sách đồng bộ; tiến hành khảo sát với giới doanh nghiệp, truyền thông, người dân để đưa ra chính sách phù hợp nhất, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của các quốc gia trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng.
Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết: Qua khảo sát thì có 73% doanh nghiệp chưa tích cực nỗ lực phòng, chống tham nhũng; trên 80% cán bộ, công chức, người dân đồng ý rằng báo chí đã tích cực phòng, chống tham nhũng, cung cấp thông tin để cho các cơ quan vào cuộc.
Theo ông Hùng, mọi người dân phải bắt tay thực sự cùng Chính phủ phòng, chống tham nhũng. Điều đó có nghĩa rằng, công cuộc phòng, chống tham nhũng không chỉ là sự tham gia mà là trách nhiệm của mọi người, trong đó khu vực tư, xã hộ dân sự và báo chí.
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền