Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Được khôi phục quyền lợi khi có kết luận không tham nhũng

Thứ ba, 12/03/2013 - 20:38

(Thanh tra)- Ngày 12/3, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đã chủ trì hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh phát biểu kết luận hội thảo. Ảnh: Thái Hải

Dự thảo Nghị định gồm 9 chương, 67 điều. Trong đó, dành Chương III quy định “trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp khác của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận không có hành vi tham nhũng”. Đây là chương được dựa vào Điều 53a Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN năm 2012 để xây dựng và là quy định mới so với Nghị định 120/2006/NĐ-CP.

Chương III được chia làm 4 mục, 14 điều trong đó qui định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác; cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác. Mục 4 của chương này qui định chế độ lương, phụ cấp, bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp đối với cán bộ viên chức, công chức bị tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi cơ quan chức năng kết luận không có hành vi tham nhũng.

Tại hội thảo, đa số đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề quan trọng của Chương III. Theo các đại biểu, việc quy định chi tiết trình tự thủ tục, căn cứ, thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác của cán bộ, công chức, viên chức rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, song còn nhiều vấn đề cần được làm rõ. Các đại biểu cho rằng, tên, đề mục của chương quá dài, khó nhớ, cần tính toán lại để vừa ngắn, vừa rõ ràng và dễ nhớ. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ căn cứ nào ra quyết định tạm đình chỉ công tác, căn cứ nào ra quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác để thống nhất thực hiện.

Điều 22 Dự thảo quy định về thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác không quá 15 ngày là khó thực hiện. Trong khi, khoản 2 điều này không quy định rõ trường hợp nào được tạm đình chỉ.

Theo Chánh Thanh tra tỉnh Nam Định Nguyễn Khắc Chanh, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phải phù hợp với quy định của Luật Thanh tra và thời hạn điều tra.

Nhiều đại biểu cũng có ý kiến băn khoăn về quy định tại khoản c, Điều 14 Dự thảo “cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có quyền khiếu nại quyết định tạm định chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển ví trí công tác khác khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật…”, nhưng Dự thảo không quy định cụ thể việc khiếu nại này giải quyết theo trình tự nào, nhất là khi vụ việc đang được điều tra, thanh tra.

Điều 16, 17, 18, 19 của Dự thảo nói đến thẩm quyền của người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển công tác nhưng chưa đề cập đến trách nhiệm của người ra quyết định đó. “Để tránh sự lạm dụng, trù dập, cần quy định trách nhiệm của người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác cũng như trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền”, đại diện Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị.

Góp ý về việc tố cáo (TC) hành vi tham nhũng, ông Nguyễn Xuân Cách, Chánh Thanh tra tỉnh Điện Biên, cho rằng, không phải đợi đến khi người bị TC có yêu cầu mới xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố tình TC sai sự thật mà Dự thảo cần quy định cụ thể hình thức xử lý đối với người TC sai sự thật để tránh tình trạng lợi dụng TC tràn lan. “Trong trường hợp kết luận nội dung TC không đúng sự thật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TC phải công khai kết luận đó và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người cố tình TC sai sự thật, nếu người bị TC có yêu cầu”, ông Cách nhấn mạnh.

Đại diện Thanh tra Bộ Công an cho rằng, động cơ, nguyên nhân phát sinh TC có rất nhiều, có khi cố tình TC sai sự thật, cần quy định và thể hiện rõ thái độ xử lý nghiêm trường hợp cố tình TC sai sự thật nếu không dễ dẫn đến sự thỏa hiệp giữa người TC và người bị TC; đồng thời phải quy định thêm về phần bảo vệ, khen thưởng những người TC đúng.

Kết luận hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đánh giá cao những ý kiến góp ý của các đại biểu và nhấn mạnh: “Các quy định tại Chương III Dự thảo là để hướng dẫn Điều 53a Luật PCTN sửa đổi, mang tính hành chính thuộc trách nhiệm của người đứng đầu. Các ý kiến đóng góp sẽ được Ban Soạn thảo tổng hợp, tiếp thu để hoàn thiện Dự thảo sớm trình Chính phủ trong tháng 3”.


Thái Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024
Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm