Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đánh giá nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ

Thái Hải

Thứ tư, 09/12/2020 - 18:02

(Thanh tra) - Ngày 9/12, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam tổ chức Tọa đàm Khoa học “Đánh giá nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ ở Việt Nam” .

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: TH

Giao thông vận tải tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao

Phát biểu tại hội thảo, Trợ lý Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Diana Torres nêu rõ: Theo kết quả từ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong những năm gần đây, hơn một nửa số công ty được khảo sát cho biết đã phải trả các khoản “chi phí không chính thức”.

Bà Diana Torres cho biết, UNDP và Chính phủ Vương quốc Anh đã hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp trong việc chống tham nhũng, bao gồm việc thông qua và thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử và kiểm soát nội bộ, thúc đẩy kinh doanh liêm chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp trẻ.

Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam, ngành Giao thông vận tải là ngành thu hút cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao.

Theo kết quả khảo sát PCI của VCCI, trong những năm gần đây, hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát báo cáo phải “chi phí không chính thức”. Con số này 2019 là 53,6%, tuy thấp hơn các năm trước, nhưng vẫn khá cao. Việt Nam đang gia tăng áp lục phải thực hiện các biện pháp đang gia tăng áp lực phải thực hiện các biện pháp để giải quyết  tình trạng này trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang tăng cường thực thi luật phòng, chống hối lộ.

Theo một nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ thực hiện vào năm 2012, ngành Giao thông vận tải đứng thứ 5 trong tổng số 22 ngành có hành vi tham nhũng diễn ra phổ biến nhất. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát liên quan đến tham nhũng nhưng chưa có bất kỳ đánh giá rủi ro tham nhũng nào trong lĩnh vực giao thông vận tải.

“Chính vì vậy, Tọa đàm Khoa học “Đánh giá nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ ở Việt Nam” đóng vai trò là bước đệm để khái quát tình hình tham nhũng và quy định về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đưa ra tham luận về thực tiễn và hạn chế, bất cập trong quản lý vận tải đường bộ, và thực tiễn hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ và vướng mắc của doanh nghiệp. Dựa trên các ý kiến đóng góp từ các đại biểu tham dự hội thảo, chuyên gia UNDP sẽ hoàn thiện Đề cương nghiên cứu về “Đánh giá nguy cơ tham nhũng trong dịch vụ vận tải đường bộ tại Việt Nam” và xác định được phương pháp nghiên cứu, cũng như có thêm thông tin để thực hiện nghiên cứu, đánh giá”, bà Diana Torres nhấn mạnh.

Nâng cao công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải đường bộ

Tại tọa đàm, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, cho biết, trong những năm gần đây, Thanh tra Chính phủ đã thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu, khảo sát thực tiễn tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và nguy cơ tham nhũng trong một số lĩnh vực.

“Các nghiên cứu đó đã góp phần làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập, đồng thời đưa ra được nhiều đề xuất chính sách, giải pháp hoàn thiện pháp luật và việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu về nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ ở Việt Nam là một nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cục thể, nếu được thực hiện thành công sẽ có ý nghĩa quan trọng để hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải”, ông Khanh khẳng định.

Bà Đặng Thị Huyền, cố vấn môi trường kinh doanh và thương mại, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội nhấn mạnh: Sau khi Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019, với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNDP, chúng tôi đã tiếp tục phối hợp với Thanh tra Chính phủ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ngoài ra, chúng tôi cũng rất vui được phối hợp với Thanh tra Chính phủ và VCCI thực hiện nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy Sáng kiến liêm chính giữa doanh nghiệp và Chính phủ tại Việt Nam.

Đánh giá nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ ở Việt Nam, ThS. Nguyễn Việt Hoàng, chuyên gia UNDP chia sẻ, giao thông vận tải là một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam và do đó thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có nguy cơ tham nhũng cao. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngành Thanh tra giao thông vận tải luôn đứng trong top 5 tỷ lệ tham nhũng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu và điều tra liên quan đến tham nhũng, nhưng chưa có bất kỳ đánh giá rủi ro tham nhũng nào trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và vận tải đường bộ nói riêng.

ThS. Nguyễn Việt Hoàng đưa ra kiến nghị và giải pháp góp phần giảm bớt nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực này: Hoàn thiện pháp luật về vận tải đường bộ; nâng cao chất lượng của công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Đồng thời, đổi mới trình tự, thủ tục cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực vận tải đường bộ; tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Ngoài ra, nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý vận tải đường bộ và ý thức chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật về vận tải đường bộ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm