Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/04/2017 - 08:03
Đại gia thủy sản "Tòng Thiên Mã" bị cáo buộc tạo hồ sơ khống để rút hơn nghìn tỷ đồng của Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.
Đại gia thủy sản "Tòng Thiên Mã" thời hoàng kim. Ảnh: A.X
Bộ Công an vừa kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố Phan Bá Tòng (43 tuổi) và Trần Thị Diễm (47 tuổi, giám đốc và kế toán trưởng Công ty Thiên Mã, bị bắt tạm giam cuối tháng 3/2016) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra, đầu những năm 2000, từ tay pha chế rượu, đam mê kinh doanh, giỏi tiếng Anh, Phan Bá Tòng được doanh nhân người Mỹ mời chuyển sang làm đại lý cung ứng cá tra xuất khẩu. Làm ăn tiến bộ, năm 2005, Tòng thành lập Công ty Thiên Mã với vốn điều lệ 70 tỷ đồng, đặt tại Khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ, chuyên chế biến cá tra xuất khẩu. Biệt danh Tòng Thiên Mã cũng xuất phát từ đây.
Sau đó, ngoài việc vay tín dụng đầu tư gần 90 tỷ đồng xây dựng thêm nhà máy Thiên Mã 3, từ năm 2008 đến 2011, Phan Bá Tòng đã ký 17 hợp vay đồng tín dụng xuất khẩu với Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (VDB Cần Thơ) và được giải ngân gần 1.500 tỷ đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cá tra. Tài sản đảm bảo được hình thành từ vốn vay (nhà xưởng chế biến, cá thành phẩm 3.360 tấn và tiền gửi cầm cố… với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng).
Tuy nhiên, từ khoản vay đầu tiên của hợp đồng tín dụng xuất khẩu hạn mức, công ty của Tòng đã tạo dựng hồ sơ giả (báo cáo tài chính, hồ sơ mua bán cá) để được vay vốn. Việc vay vốn bằng hồ sơ khống, chiếm đoạt tiền của ngân hàng được Tòng thực hiện trong thời gian dài, tại các khế ước nhận nợ từ năm 2009 đến 2011.
Cụ thể, Tòng chỉ đạo kế toán trưởng Trần Thị Diễm lập báo cáo tài chính giả, biến kết quả kinh doanh thua lỗ thành lãi để công ty đủ điều kiện vay vốn tại VDB Cần Thơ. Năm 2009 và 2010, công ty lần lượt thua lỗ gần 110 và 95 tỷ đồng nhưng được Diễm biến thành lãi 6,6 và 9,2 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2011, lãi hơn 2,3 tỷ đồng… Đồng thời, Tòng nhờ nhiều người thân đứng tên bán cá để lập các loại phiếu khống như: mua hàng, nhập kho, chi tiền... nhằm bổ sung vào hồ sơ xin giải ngân.
Theo cơ quan điều tra, có hơn 1.100/1.500 tỷ đồng tín dụng xuất khẩu mà Công ty Thiên Mã được VDB Cần Thơ giải ngân từ việc lập hồ sơ khống. Tiền vay được, Tòng sử dụng không đúng mục đích nên không trả được nợ cho VDB. Đồng thời, toàn bộ 3.360 tấn cá thành phẩm là tài sản đảm bảo có giá trị gần 150 tỷ đồng đã được doanh nghiệp bán hết nhưng không trả nợ cho ngân hàng.
Tại cơ quan điều tra, Tòng khai nhận, từ năm 2009, công ty gặp khó khăn về tài chính, không đủ vốn để kinh doanh và trả nợ cho các ngân hàng nên đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống xin vay vốn cũng như hồ sơ đề nghị giải ngân tại VDB Cần Thơ.
Mục đích vay vốn để phục vụ hoạt động xuất khẩu cá tra, ba sa. Tuy nhiên, năm 2008, khi được giải ngân 150 tỷ đồng, Tòng dùng một phần kinh doanh, còn lại là đầu tư nhà máy và trả nợ các ngân hàng khác. Từ năm 2009-2010, tiền giải ngân gần 1.000 tỷ đồng, chủ yếu được dùng trả nợ các khoản vay đến hạn, một phần phục vụ kinh doanh và các hoạt động của công ty.
Đến năm 2011, các khoản vay (theo hình thức tín dụng xuất khẩu từng lần) của Công ty Thiên Mã tại VDB Cần Thơ (hơn 140 tỷ đồng) đều được dùng để trả các khoản nợ đến hạn tại chính ngân hàng này…
Tính đến cuối tháng 3/2016, dư nợ của Công ty Thiên Mã tại VDB Cần Thơ hơn 470 tỷ đồng, được phía ngân hàng phân loại nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Đối với ông Lương Quang Minh - nguyên Giám đốc VDB Cần Thơ - người trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm các hoạt động cho vay trước Tổng giám đốc VDB về quyết định của mình. Tuy nhiên, ông Minh đã lâm bệnh và mất hồi tháng 4/2016, cơ quan điều tra không làm việc được, nên không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, cơ quan điều tra xác định hai nhân viên kế toán và 3 cán bộ VDB Cần Thơ có dấu hiệu phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, do hết thời hạn điều tra và không đủ thời gian để đánh giá sai phạm của các cá nhân này. Nếu VKSND Tối cao đánh giá lại thấy đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự đối với những người này sẽ có ý kiến để điều tra bổ sung…
Theo C.Long/VnExpress
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền