Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cựu Chủ tịch VEAM Trần Ngọc Hà chỉ đạo mua bán qua công ty “sân sau”

Q. Đông

Thứ sáu, 05/05/2023 - 19:02

(Thanh tra) - Thay vì đàm phán trực tiếp với đơn vị cung ứng vật tư, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy và Động lực Việt Nam (VEAM) Trần Ngọc Hà đã “chỉ đạo” mua bán qua các công ty “sân sau” có phần góp vốn của cá nhân nhằm mục đích hưởng lợi.

Bị cáo Trần Ngọc Hà tại phiên tòa xét xử vào ngày 24/5/2022. Ảnh: AD

Theo dự kiến, ngày 5/5, TAND Hà Nội đưa 3 bị cáo nguyên là lãnh đạo của VEAM ra xét xử, gồm: Trần Ngọc Hà; Phạm Vũ Hải, nguyên Phó Tổng Giám đốc VEAM, Giám đốc Nhà máy Ô tô VEAM (VM) và Nguyễn Đức Toàn, nguyên Phó Giám đốc VM về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại VEAM gây thất thoát hơn 76 tỷ đồng. Tuy nhiên, phiên toà đã bị hoãn do luật sư bào chữa cho các bị cáo có đơn xin hoãn tòa.

Theo cáo trạng, bị cáo Trần Ngọc Hà làm Giám đốc Nhà máy Ô  tô VEAM (VM) từ tháng 6/2008 đến tháng 4/2011. Công ty VM bắt đầu sản xuất và lắp ráp ôtô tải các loại từ tháng 9/2009. Để bán sản phẩm, Công ty VM xây dựng hệ thống kênh phân phối xe bao gồm đại lý cấp 1, cấp 2 trên cả nước.

Theo quy chế đại lý do VEAM ban hành, giá bán cho đại lý phải được quy định và thống nhất cho toàn hệ thống đại lý. Mọi phát sinh ngoài quy chế giám đốc nhà máy phải báo cáo và được tổng giám đốc phê duyệt mới được thực hiện. Tuy nhiên, trong các năm 2016, 2017, 2018, cùng đời xe, dòng xe, VM đã tự quyết định và ký 29 hợp đồng, bán 2.387 ôtô tải cho 16 đại lý theo hình thức bán hàng giảm giá với giá bán và tỉ lệ giảm giá không đúng quy định.

Giá bán lô xe này theo quy định 1.036 tỷ đồng, nhưng VM đã bán thấp hơn giá quy định là 69,6 tỷ đồng, làm tăng thêm chi phí vận chuyển là 2,8 tỷ đồng.

Các bị cáo Phạm Vũ Hải, Nguyễn Đức Toàn với vai trò là Giám đốc, Phó Giám đốc VM đã tự ý quyết định bán số lượng lớn ôtô thấp hơn giá quy định, gây thất thoát hơn 72 tỷ đồng cho VEAM.

Năm 2013, Công ty CP Cao su Sao Vàng (SRC) nhiều lần đến tiếp thị bán hàng cho VM nhưng đều bị từ chối.

Công ty CP Công Nghiệp Cao Su Miền Nam (Casumina) đã bán hàng trực tiếp cho VM nhưng bị giảm dần số lượng qua từng năm.

Các đơn vị đã nhiều lần đến gặp lãnh đạo của VEAM và VM để xúc tiến việc bán hàng, nhưng Trần Ngọc Hà và Phạm Vũ Hải đều yêu cầu hai nhà cung cấp phải bán hàng qua trung gian để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Sau đó, Công ty SRC bán hàng cho VM qua Công ty TNHH Ô tô xe máy Liên Anh. Còn Casumina bán hàng qua Công ty TNHH Máy Nông Ngư nghiệp.

Đáng chú ý, Công ty TNHH Ô tô xe máy Liên Anh có 6 thành viên góp vốn, trong đó có phần vốn góp của bị cáo Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc VEAM và các chị, em ruột của mình.

Về bản chất, Công ty TNHH Ô tô xe máy Liên Anh mua vật tư của Công ty SRC, sau đó mang bán lại cho Công ty VM đúng với giá mua vào. Sau đó, Công ty TNHH Ô tô xe máy Liên Anh sẽ được SRC chiết khấu riêng từ 8 - 20% doanh số hàng năm.

Công ty SRC cho biết, nếu Công ty VM đàm phán, ký kết trực tiếp, sẽ được chiết khấu thay vì chiết khấu cho đơn vị trung gian là Công ty TNHH Ô tô xe máy Liên Anh.

Còn Casumina chi hoa hồng bán hàng cho Công ty Nông Ngư nghiệp là 9% doanh số.

Cáo trạng xác định, Công ty VM có đủ điều kiện đàm phán, ký hợp đồng trực tiếp mua vật tư với các nhà cung cấp để hưởng chính sách giá và chế độ tốt nhất. Việc VM mua qua trung gian đã dẫn đến VEAM bị thiệt hại hơn 4,1 tỷ đồng. Do đó, tổng cộng thiệt hại của VEAM là hơn 76 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 24/5, trong một vụ án khác khi gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho VEAM, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Hà mức án 11 năm tù cho tội danh bị truy tố, xét xử “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm