Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 05/06/2024 - 10:53
(Thanh tra) - Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, báo cáo kiểm toán đã phát hành không nêu sai phạm nhưng sau đó cơ quan chức năng vào làm cùng nội dung lại xác định có vi phạm thì phải làm rõ trách nhiệm. “Gần 30 năm hoạt động, Kiểm toán Nhà nước chưa có trường hợp nào bị xử lý như vậy”, ông Ngô Văn Tuấn cho hay.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: P.Thắng
Lần đầu tiên, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 5/6.
Từ các vụ án xảy ra thời gian qua cho thấy phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước, Nhân dân hết sức quan tâm, đại biểu Tao Văn Giót (Lai Châu) chất vấn về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành kiểm toán.
Đây là nhiệm vụ được Kiểm toán Nhà nước rất quan tâm, ông Ngô Văn Tuấn trả lời chất vấn.
Ông cho hay, thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp để phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành kiểm toán.
Trong đó, cơ quan kiểm toán đã quan tâm giáo dục về chính trị, tư tưởng, kịp thời phổ biến, quán triệt các chỉ đạo của Đảng, các văn bản mới của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Kiểm toán Nhà nước cũng kịp thời rà soát, thể chế hóa các văn bản của Đảng, văn bản pháp luật mới. Ông Tuấn cho biết, riêng năm 2022 đã rà soát 75 văn bản liên quan đến quy trình kiểm toán để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Đặc biệt, theo ông Tuấn, Kiểm toán Nhà nước đã tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đề cao vai trò của người đứng đầu, tổ trưởng tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm những hành vi có hiện tượng tham nhũng, tiêu cực…
Đại biểu Hà Đức Minh nêu tình huống khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán mà không phát hiện sai phạm song khi cơ quan chức năng vào điều tra lại lộ ra nhiều sai phạm lớn.
Ông Minh đề nghị Tổng Kiểm toán cho biết trách nhiệm này thuộc về ai, tập thể hay cá nhân?
Trả lời, Tổng Kiểm toán Nhà nước cho hay, Điều 68 Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan kiểm toán vào cuộc nếu không phát hiện sai phạm.
Theo ông, với báo cáo kiểm toán đã phát hành không nêu về sai phạm nhưng sau đó cơ quan chức năng vào làm cùng nội dung lại xác định có vi phạm thì phải làm rõ trách nhiệm.
Trong trường này ông Tuấn cho rằng sẽ tùy theo trách nhiệm mà xử lý, hình sự hoặc hành chính. Khi đó sẽ làm rõ trách nhiệm tập thể hay cá nhân để xử lý.
“Gần 30 năm hoạt động, Kiểm toán Nhà nước chưa có trường hợp nào bị xử lý như vậy”, Tổng Kiểm toán nhấn mạnh.
Kiểm toán Nhà nước chuyển 19 vụ sang cơ quan điều tra là ít
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi nêu, Kiểm toán Nhà nước cho biết đã chuyển 19 vụ án, vụ việc sang cơ quan điều tra vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Dẫn báo cáo của Kiểm toán Nhà nước rằng cơ quan này chỉ phát huy vai trò hiệu quả chủ yếu ở khía cạnh phòng ngừa số vụ việc chuyển cơ quan điều tra còn hạn chế, bà Nhi chất vấn, theo Tổng Kiểm toán thì hạn chế này nguyên nhân do đâu? Định hướng giải pháp gì để khắc phục?
Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn cho hay, 5 năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo tài chính, trong đó kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan công an 19 vụ án.
“Phương châm của kiểm toán là thận trọng, phải chín, phải rõ mới chuyển, nhưng không có nghĩa vai trò phòng chống tham nhũng của kiểm toán bị giảm đi”, ông Tuấn nói.
Ông nhấn mạnh rằng nhiệm vụ quan trọng của Kiểm toán Nhà nước là cùng cơ quan chức năng điều tra đưa ra ánh sáng những hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Cũng theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, hơn 1.600 hồ sơ báo cáo tài liệu được cơ quan này cung cấp cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Đây là tài liệu đầu vào để cơ quan chức năng đẩy nhanh đẩy nhanh, hiệu quả hơn việc điều tra xét xử các đối tượng tham nhũng, tiêu cực.
“Thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp kịp thời hơn, cung cấp tài liệu đầy đủ hơn, gắn với theo dõi, đôn đốc, nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán để phát hiện rõ hơn, thuận lợi hơn cho các cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng các vụ việc tiêu cực”, ông Tuấn nêu.
Chưa hài lòng, giơ biển tranh luận, bà Nhi nói, bản thân không nhận định con số 19 là ít, bởi kiểm toán chỉ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra khi có dấu hiệu vi phạm.
Đại biểu nhắc lại báo cáo và đề nghị được biết giải pháp của Kiểm toán Nhà nước trong khắc phục hạn chế này.
Ông Tuấn nói tự nhận thấy chủ động chuyển 19 vụ việc so với 1.609 hồ sơ yêu cầu là còn ít. “Chúng tôi tự nhận đó là tồn tại, hạn chế”, Tổng Kiểm toán nói.
Về giải pháp khắc phục, Tổng Kiểm toán Nhà nước nêu phải nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, kịp thời phát hiện sai phạm, thu thập bằng chứng, kịp thời chuyển cho cơ quan điều tra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý