Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Chủ nhật, 02/06/2024 - 10:23
(Thanh tra) - Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nhận định kết quả kiểm toán vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Kiểm toán Nhà nước phát huy vai trò, hiệu quả chủ yếu ở khía cạnh phòng ngừa, số vụ chuyển cơ quan điều tra còn hạn chế.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nêu ố vụ chuyển cơ quan điều tra còn hạn chế. Ảnh: P.Thắng
Từ sáng ngày 4 đến chiều 6/6, Quốc hội sẽ chất vấn 4 bộ trưởng, trưởng ngành, trong đó có chất vấn về trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm.
Kiến nghị kinh tế trên 331.367 tỷ đồng
Báo cáo gửi đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành, sử dụng tài chính, tài sản công của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán.
Những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong: công tác quản lý, điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; xác định phương án tài chính, thời gian thu hồi vốn của các hợp đồng BT, BOT...
Qua kiểm toán, ông Tuấn khẳng định đã kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính - ngân sách, kế toán, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực, tham ô, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản Nhà nước; giúp các đơn vị hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý của mình, đảm bảo quản lý, sử dụng tiền tài sản Nhà nước đúng pháp luật và có hiệu quả.
Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cũng cung cấp những thông tin xác thực về tình hình quản lý điều hành ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước và có nhiều kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ góp phần sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách.
Theo số liệu cụ thể, trong 5 năm gần nhất (2019 - 2023), Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán, đã kiến nghị trên 331.367 tỷ đồng (gồm tăng thu ngân sách Nhà nước trên 30.539 tỷ đồng; giảm chi ngân sách Nhà nước hơn 96.183 tỷ đồng; kiến nghị khác 204.644 tỷ đồng).
Đáng chú ý, 663 báo cáo kiểm toán có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.
Sai định mức, đơn giá xảy ra ở hầu hết dự án được kiểm toán
Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng nêu rõ lĩnh vực kiểm toán các dự án, kiểm toán doanh nghiệp từ đầu nhiệm kỳ (2021) đến nay.
Với dự án, theo ông Tuấn, kết quả kiểm toán những năm gần đây cho thấy còn tồn tại, sai sót ngay từ khâu chuẩn bị dự án đầu tư, đến quyết toán dự án hoàn thành.
Các sai sót điển hình như thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư chậm, phê duyệt khi chưa có quy hoạch hoặc không phù hợp quy hoạch; phê duyệt tổng mức đầu tư vượt chủ trương đầu tư; thiết kế cơ sở có hạng mục trùng lấn với dự án khác, thiết kế chưa phù hợp với tiêu chuẩn.
Thiết kế chưa hợp lý, không sát với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung, hồ sơ. Đáng nói, hồ sự thiết kế dự toán còn thiếu sót thông tin, tính sai khối lượng, áp dụng sai định mức, đơn giá xảy ra tại hầu hết các dự án được kiểm toán.
Khâu đấu thầu cũng có sai sót khi áp dụng hình thức chỉ định thầu chưa đảm bảo quy định. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ nội dung, đưa ra tiêu chí làm hạn chế tính cạnh tranh giữa các nhà thầu, phân chia gói thầu chưa phù hợp. Khi ký kết hợp đồng thì không phù hợp quy định của hồ sơ mời thầu.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra còn nhiều dự án chậm tiến độ, kéo dài rất năm, giải ngân không đạt kế hoạch phải điều chỉnh nguồn vốn. Quyết toán dự án cũng chậm, thậm chí thanh toán khối lượng phát sinh chưa phù hợp; bù giá thiếu cơ sở, chưa đúng quy định.
Với doanh nghiệp Nhà nước, những tồn tại, sai sót chủ yếu là quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn; còn tình trạng vật tư tồn kho lâu ngày, kém phẩm chất, chậm luân chuyển; đầu tư tài chính hiệu quả chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ.
Một số đơn vị quản lý chi phí, giá thành sản phẩm chưa chặt chẽ, định mức sản xuất kinh doanh chưa phù hợp thực tế; khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép hoặc khai thác vượt trữ lượng cấp phép.
“Tại một số tập đoàn, tổng công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định. Người đại diện phần vốn chưa báo cáo kịp thời và đầy đủ để có các giải pháp khắc phục đối với các công ty hoạt động kinh doanh thua lỗ”, Kiểm toán Nhà nước nhận định.
Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước chủ yếu là phòng ngừa
Đánh giá khái quát, theo ông Ngô Văn Tuấn, hoạt động kiểm toán góp phần quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước ngày càng được công khai, minh bạch. Nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đã được phát hiện và xử lý nghiêm. Nhiều cơ chế, chính sách chưa phù hợp đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới.
Ông Tuấn cũng thừa nhận, kết quả kiểm toán vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Kiểm toán Nhà nước phát huy vai trò, hiệu quả chủ yếu ở khía cạnh phòng ngừa, số vụ chuyển cơ quan điều tra còn hạn chế.
Nhiều giải pháp khắc phục được Tổng Kiểm toán Nhà nước đưa ra. Trong đó, ông Tuấn cho hay, Kiểm toán Nhà nước sẽ nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán toàn diện trên cả 3 mặt (năng lực, hiệu lực và hiệu quả).
Tiếp tục kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước; kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động. Tập trung kiểm toán những vẫn đề nóng được dư luận xã hội, Quốc hội và cử tri quan tâm, các nhiệm vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước giao.
Kiểm toán Nhà nước cũng đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong hoạt động kiểm toán và thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán;
Thực hiện công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; cung cấp kịp thời cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, cũng là giải pháp được ông Ngô Văn Tuấn đưa ra.
Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An không phải đơn vị Kiểm toán Nhà nước kiểm toán
Thời gian qua nổi lên hàng loạt sai phạm tại các dự án của Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An … Kiểm toán Nhà nước có kiểm toán các công ty này?
Trao đổi với báo chí, ông Đặng Thế Vinh, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho hay, từ năm 2020 trở lại đây, Kiểm toán Nhà nước có lựa chọn kiểm toán một số dự án đầu tư, trong đó có Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An thực hiện thi công một số gói thầu.
Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư/ban quản lý dự án cung cấp cho Kiểm toán Nhà nước tại thời điểm kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra một số tồn tại trong thực hiện dự án này và đã có kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị trách nhiệm tương ứng với các sai sót.
“Sai phạm của Thuận An, Phúc Sơn liên quan đến các dự án đầu tư công, thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên những doanh nghiệp này không phải là đơn vị được kiểm toán theo Luật Kiểm toán Nhà nước. Đơn vị được kiểm toán là các chủ đầu tư, ban quản lý dự án”, ông Vinh nói.
Hiện Kiểm toán Nhà nước đang thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), không kiểm toán doanh nghiệp tư nhân, không có vốn Nhà nước đầu tư.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh