Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tại sao Trung Quốc lại tăng cường gây hấn với các láng giềng?

Thứ bảy, 24/05/2014 - 21:13

Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại Biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Trong bài viết trên tờ National Interest, chuyên gia Brad Glosserman - giám đốc điều hành của Pacific Forum CSIS cho rằng hành động đơn phương gây căng thẳng kể trên là "thảm họa chiến lược" của Trung Quốc, khi nước này gây hấn với hầu hết các nước láng giềng xung quanh mình.

Tàu Trung Quốc tìm cách ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam. Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN

Vietnam+ xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết này, quan điểm trong bài là của tác giả.

"Chính quyền Bắc Kinh đang phát triển, đó cũng là vấn đề của nó. Vậy tại sao Bắc Kinh lại gây hấn với rất nhiều các quốc gia láng giềng?

Gần đây nhất, các phương tiện truyền thông cho biết rằng các tàu Trung Quốc lợi dụng sự xao nhãng của cảnh sát biển Hàn Quốc bởi thảm họa phà SEWOL để đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển Hàn Quốc trong mùa cua xanh sinh sản.

Đầu tiên là vấn đề tham nhũng, với việc hàng loạt cán bộ cấp cao bị điều tra trong thời gian gần đây.

Ô nhiễm không khí, nước và đất đai đạt đến mức đe dọa khả năng tồn tại lâu dài của của đất nước. Các vụ khủng bố trong nước đã phơi bày sự nguy hiểm các chính sách mạnh tay của Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số của mình.

Viễn cảnh bất ổn trong nước khiến cho ngân sách dành cho an ninh lớn hơn ngân sách dành cho quân đội. Trong hoàn cảnh này, Bắc Kinh lại gây hấn với các nước láng giềng là điều khó có thể giải thích.

Sự theo đuổi không ngừng về vấn đề chủ quyền trên biển đã làm mạnh mẽ quyết tâm chống Trung Quốc của các quốc gia lân cận. ASEAN có thể từ chối tuyên bố quan điểm về vấn đề Biển Đông nhưng danh sách các quốc gia đang đưa ra các câu hỏi thách thức Bắc Kinh ngày càng dài. 

Lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc đang kích thích các phản ứng của các nước Đông Á, thể hiện trong các hiệp định hợp tác quốc phòng mới và chi tiêu dành cho ngân sách quốc phòng nhiều hơn. Đối với Bắc Kinh, sự phát triển đáng báo động nhất là việc sẵn sàng thắt chặt quan hệ với Mỹ của hầu hết các chính phủ và chấp nhận sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất