Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tác động kép từ thảm họa

Thứ hai, 04/04/2011 - 14:01

(Thanh tra) - Động đất, sóng thần, sự cố hạt nhân tại Fukushima Daiichi được tiên liệu là sẽ còn có những tác động kép là kéo theo nhiều thiệt hại cho kinh tế thế giới.

Trong vòng nửa tháng qua, người ta đã bắt đầu thấy hàng loạt các nhà cung cấp thiết bị điện tử hàng đầu của Nhật Bản như Sony, Mishubishi, Hitachi đã phải ngừng hoạt động.

Ngoài những tác động trực tiếp của động đất, tình trạng thiếu điện, thiếu nguyên vật liệu cơ bản là nguyên nhân trực tiếp gây đình trệ sản xuất. Những tác động xấu vào kinh tế, giờ đây không còn là tổn thất riêng của nền công nghiệp nước sở tại, mà còn tác động dây chuyền.

Trước mắt, do hoạt động kinh tế Nhật Bản bị đình trệ, thị trường nguyên liệu thế giới đã bị biến động trong mấy ngày qua, và sẽ còn tiếp tục trồi sụt. Lý do dễ hiểu vì Nhật Bản là nước nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu để phục vụ cho ngành công nghiệp.

Nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng đang trên đà hồi phục, nay thảm họa Nhật Bản sẽ làm kinh tế thế giới lao đao. Đó cũng là một cảnh báo nhìn thấy.

Ngay từ tuần này, hàng loạt các nhà máy chế tạo điện tử và xe hơi từ Hàn Quốc, Đài Loan, châu Âu rồi Mỹ đều lần lượt thông báo phải ngừng sản xuất một phần hoặc toàn bộ, vì không được cung cấp chi tiết linh kiện từ Nhật.

Nghiêm trọng hơn nữa là lĩnh vực thiết bị, linh kiện điện tử. Nguồn cung cấp từ Nhật giảm thiểu, do sản xuất bị ngưng trệ, đang tác hại đến giới công nghiệp trên thế giới, hầu như trong mọi ngành.

Sau những hậu quả về con người và về sự cố hạt nhân, trong tấm thảm kịch này, cả một dây chuyền cung ứng của các xí nghiệp tin học, điện tử và xe hơi đều bị tác động nặng nề. Hãng Toshiba cũng thông báo đóng cửa tạm thời một cơ sở lắp ráp màn hình tinh thể lỏng (LCD).

Tác động đã lan sang tới Hoa Kỳ, Hewlett Packard Công ty chuyên về thiết bị tin học cũng bắt đầu gặp khó với những nhà cung cấp linh kiện của Nhật. Sản phẩm iPad2, dự tính giao hàng cho thị trường châu Âu vào cuối tháng ba này cũng bị trễ lại. Hàng loạt các sản phẩm điện tử có sử dụng linh kiện điện tử công nghệ cao sản xuất tại Nhật cũng bị đình trệ.

Các hãng xe hơi như Renault của Pháp cũng đang phải cắt giảm sản xuất tại Hàn Quốc vì thiếu linh kiện điện tử. Từ tập đoàn Renault của Pháp cho đến General Motors của Mỹ và các chi nhánh của họ..., tất cả đều đã thông báo giảm lượng xe hơi sản xuất, hay tạm thời đóng cửa nhà máy.
 Hãng xe Pháp PSA Peugeot Citroen cũng thông báo, một phần của bộ phận sản xuất động cơ bị rối loạn, vì bị cắt nguồn linh kiện từ Hitachi.
Không chỉ có lĩnh vực công nghiệp xe hơi, điện tử, ngành chuyên chở hàng không cũng bị tác động mạnh.

Theo Hiệp hội Hàng không Quốc tế IATA, hoạt động hàng không sẽ giảm sút nghiêm trọng, ít ra là cho đến sau hè. Thị trường chuyên chở hàng không Nhật Bản lúc bình thường chiếm 6,5% thị trường thế giới.

Bị tác hại mạnh nhất hiện nay trong lĩnh vực này là những nước láng giềng Châu Á của Nhật, đứng đầu là Trung Quốc. Những chuyến bay đi và đến từ Nhật Bản chiếm 23% doanh số ngành hàng không Trung Quốc. Thị trường Hoa Kỳ cũng bị tác động nặng, với 12%, và ở Châu Âu, là Pháp
Nhiều chuyên gia phân tích lượng định, rối loạn sản xuất ở Nhật sẽ còn phải kéo dài ít nhất ba, bốn tháng nữa. Bởi hàng trăm loại thiết bị mũi nhọn, linh kiện chủ yếu hay các máy công cụ cung cấp cho thế giới đều có xuất xứ từ Nhật. Các chi tiết thiết bị đó có thể là các chất bán dẫn silic, mà chỉ riêng hai công ty Nhật đã chiếm 60% sản lượng thế giới. Toshiba thì là nhà cung cấp chủ yếu cho Apple các chi tiết bộ nhớ và lưu trữ số liệu trong máy tính.

Từ hai mươi năm qua, những tiến bộ công nghệ cùng với tiến trình toàn cầu hóa đã giúp cho công nghiệp Nhật Bản trở nên chuyên môn hóa cao. Nhật Bản là nước sản xuất 35% bộ nhớ được sử dụng trong các loại điện thoại thông minh, 21% các loại chi tiết bán dẫn khác nhau trên toàn thế giới.

Hiện tại, Nhật Bản vẫn được ví như là một nguồn sống lớn của ngành công nghiệp điện tử cả thế giới. Trong khi đó, lúc này, công nghiệp Nhật Bản đang bị phong tỏa bởi nạn thiếu điện trầm trọng trên cả nước và công nghiệp của cả thế giới cũng lao đao theo.

Khôi Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm