Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Slovakia biểu tình chống tham nhũng

Thứ ba, 10/04/2018 - 14:01

(Thanh tra)- Một chuỗi các cuộc biểu tình ở Slovakia diễn ra sau khi phóng viên điều tra tham nhũng Jan Kuciak (27 tuổi) cùng hôn thê Martina Kusnirova bị bắn chết tại nhà riêng, dẫn đến việc Thủ tướng Robert Fico từ chức, mở ra cuộc cải tổ Nội các lớn trong Chính phủ nước này.

Những người biểu tình phản đối vụ ám sát phóng viên điều tra Slovak Jan Kuciak và hôn thê tại Bratislava (Slovakia). Ảnh: Reuters

Có điều, dường như công chúng vẫn chưa nguôi cơn giận dữ. Ngày 5/4, gần 50 nghìn người tập trung tại Thủ đô Bratislava và các thành phố khác, yêu cầu cảnh sát trưởng từ chức và bày tỏ sự bất mãn với bộ máy chính quyền đương nhiệm. 

Phần lớn các bài báo mà phóng viên điều tra Jan Kuciak viết về những vụ tham nhũng liên quan giới doanh nhân có quan hệ thân thiết với giới chính trị. Vì thế, công chúng nghi ngờ cái chết của Jack có liên quan đến Thủ tướng Robert Fico, lãnh đạo Đảng Smer.

Dù ông Fico đã từ chức, cuộc cải tổ Nội các đã diễn ra, nhưng vụ giết người vẫn chưa được điều tra. Vì thế, dòng người biểu tình tiếp tục kêu gọi Cảnh sát trưởng Tibor Gaspar từ chức. Đáp lại, Cảnh sát trưởng Tibor Gaspar cho rằng chẳng có lý do gì để ông phải từ chức. 

Giảng viên Aneta Vilagi thuộc Đại học Comeius cho biết: “Cuộc biểu tình diễn ra với nhiều mục đích, nhưng tựu chung lại là mong muốn cải tổ cơ quan cảnh sát để các vụ án tham nhũng được đưa ra ánh sáng. Mà, điều này không thể diễn ra ngay lập tức”. 

Cơ quan an ninh nhận định, các bài báo đề cập đến việc gian lận thuế và những bê bối của Đảng Smer nói riêng và giới chính trị nói chung có thể là nguyên nhân chính dẫn đến vụ ám sát. Bài báo cuối cùng của Jack cáo buộc mối liên hệ giữa mafia Ý và nhiều nhân vật thân cận với cựu Thủ tướng Fico, hai trong số đó là cố vấn của Thủ tướng Maria Troskova và cựu thành viên Hội đồng An ninh quốc gia Viliam Jasan. Những người được nhắc đến trong các bài báo của Jack đều phủ nhận mọi cáo buộc và mối liên quan đến vụ án mạng. 

Trước đó, các cựu lãnh đạo Slovakia đã có những động thái thúc đẩy việc chống tham nhũng, dù hầu hết các vụ án đưa ra xét xử chỉ là những vụ án nhỏ. Điển hình như trường hợp một bác sỹ tim mạch bị tuyên phạt 2 năm tù treo vào năm 2015 do nhận hối lộ 1.000 euro, 1 hộp sôcôla và 2 con vịt. Hay mới đây, 1 bác sỹ khác cũng bị đưa ra xét xử khi nhận tiền mặt, 1 chai vodka, 30 quả trứng và 2kg hạt óc chó. 

Trong khi đó, việc xét xử các vụ án lớn lại diễn ra rất chậm trễ, thậm chí không có tiến triển gì. Hiện gánh nặng cải cách được đặt lên vai Phó Thủ tướng Peter Pellegrini.

Đất nước Slovakia với 5,4 triệu dân đang chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thập kỷ qua nhờ việc sản xuất máy móc tự động và gia nhập Liên minh châu Âu kể từ năm 2004. Khác với 2 nước láng giềng là Phần Lan và Hungary, Slovakia không có bất cứ mâu thuẫn nào về mặt luật pháp với EU. Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích, phong cách lãnh đạo của ông Fico không độc đoán như lãnh đạo 2 nước còn lại. Song các vụ tham nhũng dù công khai báo chí nhưng lại xử án khá chậm trễ. Năm 2011, bộ hồ sơ bí mật (gọi là Gorilla) chứa bằng chứng gian lận của nhiều quan chức Chính phủ cấp cao rò rỉ nhưng chỉ có 6 chính trị gia bị xét xử và nhận án treo. 

Việc xét xử và phạt tù 2 cựu bộ trưởng do gian lận đấu thầu năm 2017 được coi là bước ngoặt trong ngành Tư pháp Slovakia. Tuy nhiên, phải mất tới 10 năm, các cơ quan chức năng mới đưa được vụ án ra xét xử. 

Năm 2016, dù chủ thầu xây dựng bị điều tra do gian lận thuế và phải nộp các khoản tiền phạt song Thủ tướng Fico vẫn thuê căn hộ của người này (gần lâu đài Bratislava) để sống, bất chấp dân chúng biểu tình phản đối và yêu cầu ông phải dời khỏi căn hộ này.  

Nhà xã hội học Zora Butorova cho rằng, việc chỉ xử các vụ án nhỏ và làm ngơ với các vụ án lớn, nghiêm trọng sẽ chỉ khiến công chúng ngày càng bất bình hơn.

Năm 2017, Slovakia xếp thứ 54/180 trong bảng xếp hạng về chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, sau Ba Lan và Cộng hòa Séc, trên Hungary. 

Marian Lesko, chuyên gia phân tích thuộc Tổ chức phi Chính phủ Stop Corruption Foundation nhận định: “Thực tế, tình hình tham nhũng tại Slovakia nghiêm trọng không kém gì các nước Trung Âu khác. Sự khác biệt nằm ở chỗ giới chức nước này lơ là trong xét xử các vụ tham nhũng quy mô lớn”. 

Võ Như Uyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm