Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 06/12/2016 - 16:17
Hàn Quốc bắt đầu phiên điều trần lớn nhất trong lịch sử với sự tham gia của những người đứng đầu ngành công nghiệp trong nước tới từ các tập đoàn như Samsung, Lotte.
Thái tử của Tập đoàn Samsung Jay Y. Lee sẽ tham dự phiên điều trần lớn nhất trong lịch sử cùng lãnh đạo các tập đoàn khác, vì những nghi vấn xung quanh bê bối của Tổng thống Hàn Quốc. Ảnh:Reuters.
Cuộc điều tra đặc biệt của Quốc hội Hàn Quốc với 9 tập đoàn gia đình trị liên quan đến vụ bê bối của Tổng thống Park Geun Hye sẽ phát sóng toàn quốc vào lúc 10h ngày 6/12 tại Seoul. 18 nhà lập pháp sẽ đặt câu hỏi với các tỷ phú về hàng chục triệu USD gửi vào các quỹ của bà Choi Soon Sil, bạn thân của Tổng thống Park, Bloomberg đưa tin.
Buổi điều trần diễn ra vào cuối một năm đầy biến động với nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á nhưng đang gặp khó khăn với việc duy trì tăng trưởng. Từ vụ nổ điện thoại của Samsung đến vụ phá sản của Hanjin Shipping Co. và các cuộc điều tra nhằm vào những người đứng đầu tập đoàn Lotte, tất cả làm xói mòn niềm tin vào hệ thống công nghiệp quốc gia.
“Với những thất bại lớn gần đây trong các ngành công nghiệp chủ chốt cùng những bất ổn tại Mỹ, đây là một thời điểm đáng lo ngại đối với nền kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt là các tập đoàn gia đình, bởi họ bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối Park – Choi”, Kent Boydston, một nhà nghiên cứu tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế ở Washington, nhận định.Ngành công nghiệp thép và đóng tàu của xứ sở kim chi đang đối mặt với những khó khăn, và Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc Lee Ju Yeol cho rằng khoản nợ của các hộ gia đình là nguy cơ đối với sự ổn định tài chính.
“Không quan trọng việc Tổng thống Park từ chức cũng như những thỏa thuận chính trị đằng sau, sự giám sát đối với các tập đoàn gia đình gần như không thay đổi”, ông nói.
9 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc sẽ "đứng cùng nhau"
Hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra yêu cầu tổng thống từ chức và cáo buộc các tập đoàn gia đình là những kẻ đồng lõa.
Ông trùm lớn nhất đang đối mặt với vấn đề sẽ là Jay Y. Lee, Phó chủ tịch của Samsung Electronics Co., con trai Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun Hee. Trong những tuần qua, các công tố viên đã kiểm tra trụ sở và văn phòng của Dịch vụ Trợ cấp Quốc gia (NPS), quỹ hưu trí lớn nhất Hàn Quốc kiêm cổ đông bên ngoài lớn nhất của Samsung Electronics.
NPS bị chỉ trích bởi hỗ trợ gây tranh cãi giữa Samsung C & T Corp. và Cheil Industries Inc. vào năm ngoái. Ngoài Lee và lãnh đạo của những tập đoàn khác, ủy ban điều tra đặc biệt sẽ triệu tập các nhân chứng.
Theo Bloomberg, giới chức cũng lục soát các trụ sở của Tập đoàn Lotte và Tập đoàn SK, ằm tìm bằng chứng về việc quyên tiền cho các quỹ của bà Choi nhằm đổi lấy giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế. Chủ tịch Lotte Shin Dong Bin (61 tuổi) và ông chủ của Tập đoàn SK Chey Tae Won (56 tuổi), cũng tham dự buổi điều trần.
Người phát ngôn của Tập đoàn Lotte bác bỏ cáo buộc hối lộ để đổi lấy giấy phép. Tập đoàn SK và Samsung không đưa ra bình luận, trong khi NPS cho biết hành động của cơ quan này dựa trên tầm nhìn dài hạn.
Các cuộc điều tra liên quan đến tổng thống
Các công tố viên cho biết Tổng thống Park tham gia vào một kế hoạch gây áp lực cho các doanh nghiệp lớn, nhằm thu tiền quyên góp vào các quỹ, trong khi bà Choi bị kết án ép buộc và lạm dụng chức quyền.
Luật sư của bà Choi phủ nhận hầu hết các cáo buộc tại một cuộc họp với giới truyền thông địa phương. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi quốc gia trong bài phát biểu trên truyền hình, dù bà tuyên bố chưa bao giờ vì lợi ích cá nhân trong quá trình phục vụ chính phủ.
“Những người có quyền lực chính trị và chủ sở hữu các tập đoàn gia đình có thể thoát tội khi không có hệ thống kiểm tra và cân bằng”, Park Ju Gun, Chủ tịch của cơ quan giám sát CEOSCORE, nói.
Trong buổi điều trần hôm 5/12, văn phòng thư ký Tổng thống và Bộ Tài chính đã đưa ra các bằng chứng, trong khi các cá nhân, gồm gia đình bà Choi và các cựu thư ký tổng thống sẽ được triệu tập vào hôm 7/12. Sau đó, Quốc hội dự kiến bỏ phiếu vào hôm 9/12 để quyết định việc buộc tội đối với bà Park.
Các lãnh đạo và những tập đoàn của Hàn Quốc đã đối mặt với cáo buộc tham nhũng trong nhiều thập kỷ, kể từ khi Tổng thống Park Chung Hee, cha đẻ của bà Park, bồi dưỡng các đế chế kinh doanh dựa trên gia đình trị vào những năm 1970, mở ra “phép màu kinh tế” của đất nước.
Năm 1988, Quốc hội từng triệu tập Chung Ju Yung, người sáng lập tập đoàn Hyundai, và một số lãnh đạo doanh nghiệp khác để cung cấp bằng chứng về những khoản đóng góp tới Quỹ Ilhae, được thiết lập theo yêu cầu của tổng thống khi đó.
“Tôi đã đưa tiền đúng như những lời cáo buộc”, Chung nói. Ông cho hay ông tự nguyện quyên góp trong lần đầu tiên, nhưng phải “theo xu hướng hiện tại” vào những lần sau đó.
Những cái tên xuất hiện trong buổi điều trần vào hôm 6/12 gồm Chung Moong Koo, người đứng đầu Hyundai Mortor Group, là con trai nhà sáng lập LG; Kim Seung Youn của Tập đoàn Hanhwa; Cho Yang Ho của Hanjin; Sohn Kyung Shik của Tập đoàn CJ và Huh Chang Soo của Tập đoàn GS.
Theo Kim Ngân (Zing.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long