Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ sáu, 11/11/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Các nhà chức trách Panama lên kế hoạch xét xử 36 người, bao gồm 2 cựu Tổng thống Ricardo Martinelli và Juan Carlos Varela vì tội tham nhũng, rửa tiền liên quan đến vụ bê bối Odebrecht.
Cựu Tổng thống Panama Juan Carlos Varela. Ảnh: EFE
Theo Hãng thông tấn EFE, cũng có tên trong quyết định triệu tập còn có các con trai của ông Martinelli là Ricardo Alberto và Luis Enrique, những người đang thụ án tù tại Mỹ sau khi nhận tội nhận hối lộ.
Trước đó, Ricardo Alberto và Luis Enrique đã bị kết án 3 năm tù giam trong phiên xét xử hồi tháng 5 tại một tòa án ở Mỹ vì tội đồng lõa rửa hàng triệu USD tiền hối lộ từ Tập đoàn Xây dựng Brazil Odebrecht - đã đổi tên thành Novonor kể từ đầu tháng 12/2020 để cố gắng xóa bóng đen của các vụ bê bối tham nhũng.
Ngoài ra, 6 bộ trưởng trong Nội các của ông Ricardo Martinelli - người đã cầm quyền từ năm 2009-2014 và Juan Carlos Varela - người kế nhiệm của ông Martinelli, cũng phải đối mặt với phiên tòa.
Thẩm phán Baloisa Marquinez cho phép tiếp tục vụ án chống lại 36 bị cáo, nhưng bác bỏ các cáo buộc chống lại 1 người và tạm thời xóa án cho 11 người khác.
Phiên tòa dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 8/2023.
Theo công tố viên Mahmad Daud Hasan, Tập đoàn Odebrecht đã chi trả hối lộ để đảm bảo các dự án công trình công cộng ở Panama.
Các giám đốc điều hành của Odebrecht nói với nhà chức trách Panama rằng, công ty đa quốc gia đã chi trả ít nhất 59 triệu USD hối lộ trong thời gian ông Ricardo Martinelli điều hành đất nước.
Odebrecht đã xây dựng 2 tuyến tàu điện ngầm, mở rộng sân bay quốc tế Tocumen và xây dựng một số đường đi bộ ở Thủ đô Panama City, cùng nhiều dự án trị giá hàng triệu USD khác.
Vụ bê bối liên quan Tập đoàn Odebrecht gây chấn động cả khu vực Nam Mỹ với nhiều quan chức và lãnh đạo các công ty tại hơn 12 quốc gia dính líu. Nhiều hợp đồng xây dựng công ở các quốc gia mà Odebrecht kinh doanh có liên quan bê bối, trong đó có Peru, Mexico, Argentina và Colombia.
Odebrecht cũng phải "trả giá" đắt với nhiều khoản phạt khủng.
Vào tháng 7/2017, Odebrecht đã đồng ý trả cho Panama 220 triệu USD tiền phạt trong suốt 12 năm, nhưng quốc gia Trung Mỹ nói rằng, công ty không tuân theo thỏa thuận.
Cách đó 8 tháng, Odebrecht và đơn vị hóa dầu của tập đoàn, Braskem, đã nhận tội đưa hàng trăm triệu USD hối lộ cho các quan chức chính phủ để giành được công việc kinh doanh ở Mỹ La tinh và các nơi khác.
Odebrecht đặc biệt thừa nhận đã chi trả khoảng 788 triệu USD như một phần của kế hoạch hối lộ và gian lận thầu bắt đầu từ năm 2001.
Là một phần của thỏa thuận với các nhà chức trách ở Mỹ, Brazil và Thụy Sĩ, phía doanh nghiệp cũng đồng ý trả tổng số tiền phạt ít nhất là 3,5 tỷ USD.
Trước các cáo buộc tham nhũng, rửa tiền nhằm vào mình, cả hai cựu Tổng thống Ricardo Martinelli và Juan Carlos Varela đều phủ nhận.
Ông Juan Carlos Varela cho biết trên tài khoản Twitter rằng, sẽ “đối diện với tiến trình phi lý này để chứng minh sự vô tội của bản thân”.
Kể từ năm 2020, khi cuộc điều tra bắt đầu, 2 cựu Tổng thống Varela và Martinelli đã bị cấm rời khỏi Panama.
Nhiều lần dính cáo buộc tham nhũng của cựu Tổng thống Ricardo Martinelli
Cựu Tổng thống Ricardo Martinelli đang có kế hoạch tái tranh cử vào năm 2024.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của ông Martinelli khẳng định, ông Martinelli vô tội trong vụ điều tra Odebrecht và cho rằng, ông đang là mục tiêu của một chiến dịch bôi nhọ vì ý định tái tranh cử của mình.
Cựu Tổng thống Ricardo Martinelli đã nhiều lần dính líu vào các cáo buộc tham nhũng.
Hồi tháng 4/2021, ông Martinelli bị cáo buộc rửa tiền và nhận hối lộ từ một công ty xây dựng ở Tây Ban Nha trong nhiệm kỳ của mình (2009 - 2014).
Tổ chức Quốc tế Baltasar Garzon International Foundation (FIBGAR) cáo buộc các quan chức Chính phủ Panama do ông Martinelli lãnh đạo đã thu về 82,7 triệu USD bất hợp pháp, thông qua các công ty bình phong nắm giữ một hệ thống tài khoản ngân hàng quốc tế.
Tháng 7/2020, ông Martinelli bị cáo buộc có liên quan tới vụ "New Business", mà tại đó, một nhóm chủ bút đã được "mua" bằng công quỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông.
Ông Martinelli (70 tuổi), từng là “trùm” hệ thống siêu thị ở Panama khi sở hữu chuỗi 99 siêu thị lớn trong nước. Ông đắc cử Tổng thống Panama năm 2009.
Trong 5 năm ông Martinelli làm Tổng thống, kinh tế Panama đã trải qua giai đoạn tăng trưởng tốt nhất khu vực Mỹ Latinh, với mức tăng trưởng bình quân 9%/năm. Với nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường táo bạo được triển khai, mức sống chung của người dân Panama đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên năm 2014, chính quyền của ông đối mặt với hàng loạt cáo buộc tham nhũng.
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2014, ông Martinelli đã chuyển đến sống lưu vong tại Mỹ. Các con trai của ông cũng chuyển qua sống ở nước ngoài do lo sợ bị "hãm hại" vì các cáo buộc tham nhũng ở quê nhà Panama.
Vào tháng 12/2015, Tòa án Tối cao Panama đã ra lệnh bắt giữ Martinelli sau khi ông vắng mặt trong một phiên tòa xét xử về các cáo buộc sử dụng ngân sách Chính phủ dành cho các chương trình chính sách xã hội và theo dõi kiểm soát hơn 150 người, trong đó có nhiều nhà báo và các chính trị gia - một kiểu gián điệp chính trị mà Chính phủ Panama cấm.
Cũng trong năm 2015, một tòa án ở Panama đã tiến hành vụ điều tra ông Martinelli có liên quan đến việc biển thủ hàng triệu USD từ một chương trình ăn trưa ở trường bằng cách thổi phồng giá chi trả cho thực phẩm sấy.
Ông Martinelli bị bắt hồi tháng 6/2017 và bị giam giữ tại một nhà tù ở thành phố Miami cho tới tháng 6/2018 thì bị dẫn độ từ Mỹ về quê nhà.
Năm 2019, ông Martinelli được tha bổng về tội gián điệp chính trị. Tòa án kết luận rằng, vụ gián điệp đã diễn ra, nhưng thiếu bằng chứng liên hệ trực tiếp vụ gián điệp với Tổng thống khi đó.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương