Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 20/09/2022 - 14:55
(Thanh tra) - Những năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết liệt trong giải quyết nạn tham nhũng và giành được những kết quả đáng kể. Thế nhưng, cuộc chiến chống tham nhũng vẫn còn là một nỗ lực lâu dài.
Chiến dịch "đả hổ", "diệt ruồi" của Trung Quốc. Nguồn: china.org.cn
Theo Tân Hoa Xã, Cơ quan Chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc hôm 19/9 thông báo, Sheng Guangzu, cựu Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và bị nghi nhận hối lộ.
Theo quy định của Đảng và pháp luật, Sheng Guangzu bị thu hồi các quyền lợi mà ông ta được hưởng, tịch thu số tiền thu lợi bất chính và vụ án của Sheng được giao cho cơ quan chức năng để tiến hành các thủ tục tố tụng.
Tân Hoa Xã nhận định, hình phạt mà Sheng phải nhận là một động thái cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc phát hiện và xóa bỏ tham nhũng, một quá trình đã được đưa vào trọng tâm từ khoảng 1 thập kỷ trước.
Trong những năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giải quyết nạn tham nhũng bằng các biện pháp nhanh chóng và kiên quyết. Với những nỗ lực này, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã có thể nâng cao đạo đức, liêm chính, bảo đảm giữ vững mối quan hệ gắn bó với nhân dân.
Chống tham nhũng trên mọi lĩnh vực
Ngày 15/11/2012, ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình có phát biểu cho biết, trong hoàn cảnh mới, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với các vấn đề cấp bách cần được giải quyết, đặc biệt là nạn tham nhũng, tình trạng ngày càng xa rời nhân dân, một số cán bộ Đảng mắc thói hình thức và quan liêu.
Ông tuyên bố: “Trước hết chúng ta phải nêu cao tinh thần trách nhiệm cùng với tất cả đảng viên giương cao nguyên tắc Đảng phải tự kiểm tra, giám sát, và thực hiện việc này với kỷ luật nghiêm ngặt, giải quyết các vấn đề chính trong Đảng, nâng cao đạo đức, duy trì quan hệ chặt chẽ với nhân dân”.
Trong những năm sau đó, các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của ông Tập. Theo thống kê, kể từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào tháng 11/2012 đến tháng 4/2022, các cơ quan kiểm tra kỷ luật trên cả nước đã xử lý gần 4,4 triệu trường hợp với 4,7 triệu người liên quan đến vi phạm kỷ luật.
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng triển khai các hoạt động "săn cáo" để bắt những kẻ tình nghi tham nhũng chạy trốn ra nước ngoài nhằm tránh hình phạt. Từ năm 2014 đến tháng 5/2021, có 9.165 nghi phạm như vậy đã bị dẫn độ từ 120 quốc gia và khu vực nước ngoài; hơn 20 tỷ nhân dân tệ (2,9 tỷ USD) thu lợi bất chính của những người này đã được thu hồi.
Để thực thi kỷ luật nghiêm minh một cách có hiệu quả đối với đạo đức của cán bộ viên chức, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thiết lập một cơ chế hoàn chỉnh bao gồm thiết lập mục tiêu, đánh giá kết quả và giáo dục.
Cuối mỗi năm, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đều tổ chức hội nghị phê bình và tự phê bình để kiểm điểm việc thực hiện Tám Quy tắc của Ban Chấp hành Trung ương về cải thiện ứng xử trong Đảng và chính quyền. Đảng cũng liên tục phát động các chiến dịch giáo dục để thông báo cho đảng viên về sự cần thiết của việc nâng cao đạo đức.
Trong cuộc chiến chống tham nhũng, cấp bậc của một quan chức không giúp cho người đó được miễn trừ trừng phạt vì tội tham nhũng.
Như ông Tập đã minh họa, cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc bao gồm cả “đả hổ” và “diệt ruồi”, với “ruồi” được hiểu là các quan chức tham nhũng cấp thấp và “hổ” là những quan chức cấp cao.
Tân Hoa Xã cho biết, hiện tại, một chiến thắng đáng kể đã đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa thể yên tâm. Thay vào đó, cuộc chiến chống tham nhũng là một nỗ lực lâu dài.
Ông Tập nói trong phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc hồi tháng 3 rằng, Đảng phải liên tục loại bỏ tất cả yếu tố làm tổn hại đến bản chất tiên phong và sự liêm chính của Đảng, loại bỏ tất cả các vi rút làm xói mòn sức khỏe của Đảng.
Chống tham nhũng cho nhân dân
Như nhiều nỗ lực khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mục tiêu cuối cùng của cuộc chiến chống tham nhũng là đảm bảo người dân nước này có cuộc sống tốt hơn.
Trong những năm qua, các cơ quan kỷ luật của Trung Quốc đã xử lý nhiều trường hợp quan chức cấp thấp có liên quan đến các hoạt động tham nhũng. Tuy không nổi bật như “hổ”, nhưng những hành vi sai trái của họ thường trực tiếp gây tổn hại đến lợi ích và quyền lợi của nhân dân.
Các hoạt động tham nhũng ở cấp địa phương đôi khi diễn ra trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với sinh kế của người dân, bao gồm: xóa đói giảm nghèo, giáo dục và bảo vệ môi trường. Do đó, quan chức cấp thấp luôn là mục tiêu nổi bật trong các chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc.
Ví dụ, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp kiên quyết để trấn áp nạn tham nhũng diễn ra trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Từ năm 2017 đến năm 2020, khoảng 330.000 trường hợp có liên quan đã bị các cơ quan chức năng xử lý kỷ luật.
Bên cạnh hình thức tham nhũng này, một loại tham nhũng khác mà Chính phủ Trung Quốc quan ngại là các quan chức cấu kết với băng nhóm tội phạm có tổ chức và cung cấp sự bảo vệ. Kể từ năm 2018, gần 90.000 trường hợp như vậy đã bị xử lý.
Đáng chú ý, sau một vụ bạo lực hành hung phụ nữ xảy ra vào tháng 6 ở thị trấn Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, các cuộc điều tra kỷ luật đã được thực hiện, qua đó phát hiện ra một "chiếc ô" đã che chở, bảo vệ cho những kẻ hành hung. Công tác điều tra đã vạch trần 8 người có chức vụ liên quan đến vi phạm kỷ luật và pháp luật, nghi ngờ lạm dụng quyền lực và nhận hối lộ.
Kết luận bài báo, Tân Hoa Xã cho biết, với sự bền bỉ mang lại kết quả rõ rệt, những nỗ lực chống tham nhũng của Trung Quốc đã giành được sự quan tâm và ủng hộ của người dân.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, vào năm 2020, 95,8% người dân hoàn toàn tin tưởng vào công tác thực thi sự quản lý chặt chẽ của Đảng và kiềm chế sự lan rộng của tham nhũng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân