Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều nước ráo riết thúc đẩy kế hoạch đặt mua vắcxin COVID-19

Theo Minh Châu (TTXVN/Vietnam+)

Thứ năm, 19/11/2020 - 21:57

Trong bối cảnh công tác phát triển và điều chế vắcxin COVID-19 có những thông tin tích cực, nhiều nước đang ráo riết thúc đẩy kế hoạch đặt mua vắcxin phòng bệnh nhằm đảm bảo nguồn cung.

Vắcxin ngừa COVID-19 của tập đoàn dược phẩm Mỹ Moderna. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong bối cảnh công tác phát triển và điều chế vắcxin phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên thế giới đang có những thông tin tích cực, mang lại nhiều hy vọng trong cuộc chiến chặn đứng đại dịch toàn cầu, nhiều nước đang ráo riết thúc đẩy kế hoạch đặt mua vắcxin phòng bệnh nhằm đảm bảo nguồn cung.

Chính phủ Philippines đã đồng ý trả tiền trước cho các hãng dược phẩm để đảm bảo có được hàng triệu liều vắcxin phòng COVID-19.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19/11, người phát ngôn của Tổng thống Rodrigo Duterte, Harry Roque, cho biết nhà lãnh đạo Philippines đã đồng ý trả tiền trước bởi nếu không, nước này có thể nằm trong số những nước cuối cùng có được vắcxin.

Ông Roque cũng cho biết thêm Tổng thống Duterte cũng "đồng ý về nguyên tắc" một sắc lệnh hành pháp, theo đó những vắcxin phòng COVID-19 đã nước ngoài phê chuẩn dùng trong trường hợp khẩn cấp, có thể được sử dụng ở Philippines.

Là nước có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao thứ hai ở Đông Nam Á, Philippines có kế hoạch đặt mua 50 triệu liều vắcxin phòng bệnh ban đầu để đảm bảo cho ít nhất 1/4 trong tổng số 108 triệu dân ở nước này được tiêm chủng trong năm tới.

Theo ông Carito Galvez, cựu quan chức đứng đầu lực lượng ứng phó dịch COVID-19 của chính phủ, Chính phủ Philippines đang đàm phán về với một vài hãng dược điều chế vắcxin, trong đó có hãng Pfizer Inc và Moderna Inc (Mỹ) về các hợp đồng cung cấp vắcxin.

Bên cạnh đó, giới chức Philippines cũng đang quan tâm tới các thỏa thuận đặt mua vắcxin song phương và đa phương, trong đó có khai thác Cơ chế Tiếp cận vắcxin phòng COVID-19 trên phạm vi toàn cầu (COVAX) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trong khi đó, Chính phủ New Zealand đã xác nhận đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc với hãng dược Janssen thuộc tập đoàn Johnson&Johnson (Mỹ) đặt mua tới 5 triệu liều vắcxin phòng COVID-19 một khi vắcxin này vượt qua được các cuộc thử nghiệm lâm sàng và được phê chuẩn đưa vào sử dụng.

Vắcxin ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong một tuyên bố ngày 19/11, Bộ trưởng Nghiên cứu, Khoa học và Sáng kiến New Zealand Megan Woods cho biết thỏa thuận trên là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận đối với một loạt sự lựa chọn về vắcxin.

Theo bà Woods, thỏa thuận trên là thỏa thuận sơ bộ trong khi một thỏa thuận đăt mua trước chính thức dự kiến sẽ được hoàn tất trong những tuần tới.

Theo thỏa thuận, đợt giao vắcxin đầu tiên tới 2 triệu liều sẽ được thực hiện từ quý 3/2021 và 3 triệu liều sẽ được giao trong cả năm 2022.

Bà Woods cho biết thêm các cuộc đàm phán đặt mua vắcxin với các hãng dược khác cũng đang tiến triển tốt.

Trước đó, Chính phủ New Zealand đã có thỏa thuận đặt mua 1,5 triệu liều vắcxin của hãng dược Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức).

Còn Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trong vài ngày tới sẽ ký một hợp đồng đặt mua khoảng 20 triệu liều vắcxin của Công ty công nghệ sinh học Sinovac Biotech của Trung Quốc.

Hiện Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang đàm phán đặt mua vắcxin của hãng dược Pfizer Inc và đối tác BioNTech.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm