Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ tư, 10/01/2024 - 18:33
(Thanh tra) - Một thẩm phán Haiti đã ban hành lệnh bắt giữ hơn 30 quan chức cấp cao bị cáo buộc tham nhũng trong Chính phủ, bao gồm nhiều cựu tổng thống và thủ tướng.
Cựu Thủ tướng Claude Joseph, người không có tên trong lệnh bắt giữ, rời tòa án sau khi xuất hiện trước thẩm phán để đề nghị về việc có thể đóng góp cho công tác điều tra vụ án tham nhũng, tại Port-au-Prince, Haiti, ngày 8/1/2024. Ảnh: AP
Theo Hãng tin AP, lệnh bắt giữ được ban hành hôm 5/1 và bị rò rỉ trên mạng xã hội những ngày qua, cáo buộc các quan chức biển thủ tiền hoặc thiết bị liên quan đến Trung tâm Thiết bị Quốc gia Haiti.
Trung tâm này chịu trách nhiệm trong việc sử dụng máy móc hạng nặng cho các công việc như làm đường hoặc dọn dẹp đống đổ nát, đặc biệt là sau động đất.
Những người được nêu tên bao gồm các cựu tổng thống: Michel Martelly, Jocelerme Privert; cũng như các cựu thủ tướng: Laurent Lamothe, Jean-Michel Lapin, Evans Paul và Jean-Henry Céant.
Hiện, chưa có ai bị bắt giữ trong vụ việc, cũng như không có thêm thông tin chi tiết về cuộc điều tra.
Không ai trong số những người có tên trong lệnh bắt giữ có thể đưa ra bình luận ngay lập tức, mặc dù cựu Tổng thống Jocelerme Privert và cựu Thủ tướng Jean-Michel Lapin đã đưa ra tuyên bố phủ nhận các cáo buộc, theo AP.
Thẩm phán Al Duniel Dimanche đã yêu cầu bị cáo tới gặp ông để trả lời thẩm vấn trong khi cuộc điều tra đang được tiến hành.
Tại Haiti, việc các quan chức bị cáo buộc trong những vụ án hình sự, dân sự "phớt lờ" lệnh bắt giữ hoặc yêu cầu thẩm vấn và không phải chịu biện pháp trừng phạt nào là... thường thấy. Trong khi, họ cáo buộc các thẩm phán đàn áp chính trị.
Bên cạnh đó, số lượng các quan chức cấp cao của Haiti bị buộc tội tham nhũng hoặc bị đưa ra xét xử cũng rất ít, AP bình luận.
Tờ báo địa phương Le Nouvelliste đã có được bản sao phát biểu của cựu Thủ tướng Jean-Michel Lapin, trong đó ông tuyên bố rằng chưa bao giờ nhận được thông báo chính thức về lệnh bắt giữ.
Ông cũng nói rằng, chưa bao giờ trong suốt sự nghiệp chính trị 32 năm, từng tham gia vào Trung tâm Thiết bị Quốc gia.
“Tôi cũng chưa bao giờ đòi hỏi hoặc yêu cầu sử dụng bất kỳ thiết bị nào từ tổ chức này cho nhu cầu cá nhân hoặc cho người thân của tôi", ông Privert nói và cáo buộc thẩm phán đã hành động ác ý, thiếu suy nghĩ.
Ông cũng tuyên bố, tòa án sơ thẩm ở Thủ đô Port-au-Prince “không có thẩm quyền xét xử đối với các hành vi của tổng thống, thủ tướng và bộ trưởng khi thực hiện nhiệm vụ của họ”.
Cựu Thủ tướng Claude Joseph, người không có tên trong lệnh bắt giữ, cho biết ông đã gặp thẩm phán vào ngày 8/1 để đề nghị về việc có thể đóng góp cho công tác điều tra vụ án.
"Không ai, bất kể chức vụ của họ trong nhà nước, đứng trên luật pháp", ông viết trên trang X (trước đây gọi là Twitter), trước cuộc thẩm vấn.
"Nếu một thẩm phán quyết định lạm dụng chức vụ của mình bằng cách lạm dụng công lý, đó là việc của ông ta. Tôi sẽ không coi thường công lý của đất nước tôi”, ông Claude Joseph nhấn mạnh.
Theo đánh giá mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) về chỉ số cảm nhận tham nhũng, Haiti chỉ đạt 17/100 điểm, xếp thứ 171/180 quốc gia, thuộc nhóm nước có tình trạng tham nhũng khu vực công cao nhất thế giới.
Tình trạng tham nhũng được đánh giá là tràn lan, kéo dài nhiều năm trên khắp Haiti đã phá hoại cuộc chiến chống đói nghèo ở một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) với tiêu đề "An ninh Lương thực và dinh dưỡng 2023", Haiti là quốc gia có nhiều người bị thiếu ăn nhất.
Vấn nạn tham nhũng ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đất nước. Các sai phạm từ việc lạm dụng chức vụ và quản lý yếu kém dẫn đến thất thu ngân sách của Chính phủ, cho đến các hành vi biển thủ công quỹ và tài sản nhà nước ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà