Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 16/02/2014 - 21:55
(Thanh tra) - Những năm gần đây, Nga đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm đấu tranh hiệu quả với nạn tham nhũng, nhận hối lộ. Hàng loạt đối tượng công chức phải kê khai tài sản, thu nhập (và cả những khoản chi phí lớn); cấm có tài khoản ở ngân hàng ngoại quốc; không được tiến hành kinh doanh ở nước ngoài; luân chuyển cán bộ; giao nộp những quà tặng đắt tiền nhận được. Có điều, những biện pháp này xem ra vẫn chưa đủ…
Ông Vladimir Pekhtin đã phải từ chức sau khi xuất hiện cáo buộc có nhà ở Mỹ. Ảnh: http://en.ria.ru
Trừng phạt quan chức tham nhũng “chìm”
Đầu tháng 2 vừa qua, Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, điều khoản quy định các mức độ trừng phạt quan chức tham nhũng “chìm” đang được xem xét bổ sung vào Bộ luật Hình sự Liên bang Nga.
Khi được thông qua, các đối tượng nhận hối lộ sẽ không thể trốn tránh trách nhiệm nếu bị bắt quả tang hứa hẹn dùng uy thế và địa vị bản thân “giúp” ai đó.
Trong một hành vi phạm tội tham nhũng bao giờ cùng có ít nhất hai đối tượng: Người đút lót và người nhận hối lộ. Ở Nga, tội hối lộ có mức phạt hình sự đến 8 năm tù giam và số tiền phạt không nhỏ. Ảnh: RIA Novosti
Hiện nay, các đối tượng tham nhũng ở Nga đối mặt với án tù từ 7 đến 12 năm, nếu cơ quan bảo vệ pháp luật chứng minh được họ đã lợi dụng chức quyền phục vụ vào mục đích phạm pháp. Theo Đài Tiếng nói nước Nga, một quan chức nhận đút lót cho hành động vượt ngoài thẩm quyền, ví dụ, hứa sử dụng sự quen biết trong cơ quan hành chính, có thể sẽ chỉ bị tòa xác nhận là đối tượng lừa đảo thông thường. Khi đó, mức án nặng nhất đe dọa người này chỉ là 2 năm tù giam. Mặc dù vậy, thường thì kết luận của tòa sẽ hạn chế ở mức độ phạt tiền.
Khẳng định đến nay vẫn không dễ chứng minh sự hiện diện yếu tố tham nhũng trong mỗi vụ án, ông Boris Shmelev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Nga, được dẫn lời cho biết thêm: Tham nhũng thể hiện dưới nhiều hình thức: Nhận hối lộ thẳng, quan chức gợi ý làm trung gian giải quyết vấn đề của nhà kinh doanh, dàn xếp trở ngại phát sinh giữa công dân và Nhà nước. Đây là một hình thức tham nhũng “chìm”, khó bị phát hiện và ngăn chặn. Xuất phát từ yếu tố này, những giải pháp đang được Đuma Quốc gia xem xét có ý nghĩa rất quan trọng. “Khó đấu tranh chống tham nhũng nếu thiếu hụt những cơ sở pháp lý phù hợp” - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Nga nhấn mạnh.
Liên quan đến việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có, các nhà lập pháp Nga thậm chí đã bàn tới việc tước tài sản của thân nhân người bị kết án tham nhũng. Theo các chuyên gia, biện pháp này sẽ làm cho kẻ tham nhũng cân nhắc nhiều hơn về hậu quả hành vi của mình. Ngoài ra, điều đó sẽ giúp bù đắp thiệt hại do các quan chức lạm dụng quyền lực gây ra.
Trước việc không dễ thu hồi tài sản tham nhũng vì đối tượng tham nhũng thường để đứng tên người thân, vào tháng 11/2013, một dự luật về tịch thu tài sản của tội phạm tham nhũng được hỗ trợ bởi Điện Kremlin và Cơ quan Kiểm toán, đã được trình lên Đuma Quốc gia. Theo đó, các nghị sĩ đề xuất mở rộng phạm vi tịch thu, kê biên tài sản có giá trị của thành viên gia đình kẻ ăn hối lộ.
Tất nhiên, đây là việc làm không dễ vì theo Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Nga Kirill Kabanov, “hầu hết các tài sản có nguồn gốc tham nhũng đều bị quan chức Nga tuồn ra nước ngoài. Hàng tỷ USD đang nằm ở Pháp, Anh… Có thể tịch thu tài sản về Nga, nhưng chỉ là một phần rất nhỏ….”. Theo quan chức này, để tội phạm tự nguyện trả lại những thứ đã ăn cắp, cần phải tuyên xử án tù từ 10 đến 20 năm. Khi một người bị đi tù về tội làm giàu bất hợp pháp, kẻ đó không thể được ân xá hoặc được thả với bất cứ lý do gì, cho đến khi bồi thường đầy đủ”.
Trong nỗ lực chống tham nhũng, hồi năm 2013, Nga đã qui định luân chuyển các nhà quản lý của cơ quan kiểm tra, giám sát của liên bang. Nhưng nay, với quyết tâm cao hơn, danh sách đối tượng luân chuyển công chức ở Nga sẽ được mở rộng.
Thay đổi chỗ làm sau một khoảng thời gian nhất định không chỉ là chuyện của các quan chức thuộc các cơ quan giám sát và quản lý mà còn gồm cả lãnh đạo của tất cả các tổ chức Nhà nước của Liên bang.
Ngoài ra, Nga còn dự kiến phê chuẩn kế hoạch điều chuyển ngay từ trước khi ký hợp đồng với quan chức. “Cần phải có những quy tắc được chuẩn hóa và thủ tục bổ nhiệm rõ ràng với những định mục cụ thể, tập hợp hội đồng nhân sự ra sao, cần tính đến những yếu tố gì, cần đưa ra những thông số nào để thu hút mọi người, song hành với cần cắt bỏ chỗ nào. Khi đó, hệ thống chính sách nhân sự sẽ hoạt động”, ông Mikhail Delyagin, Giám đốc Viện Các vấn đề toàn cầu hóa của Nga nói.
Thu hồi quà tặng có giá trị
Quan chức được phép giữ lại những món quà tặng trị giá dưới 3.000 rúp (khoảng 100 USD), nếu đắt hơn thì phải nộp vào kho tài sản liên bang hoặc khu vực để bán định giá. Tất nhiên, các quan chức này được quyền ưu tiên mua món quà tặng nếu thấy thích.
Nghị định mới của Chính phủ Liên bang Nga quy định cán bộ, công chức được tặng quà phải thông báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trong vòng 3 ngày sau khi nhận quà hoặc 3 ngày sau khi trở về từ chuyến công tác, nơi người đó đã được tặng quà cáp.
Trên cơ sở đó, Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, các nhân viên tổ chức Nhà nước được ủy quyền sẽ định giá món quà. Và, tùy thuộc vào giá trị, món quà hoặc được trả lại cho quan chức hoặc bị đưa ra bán và tiền được chuyển vào kho bạc. Nếu quà bị hư hỏng sẽ trở thành vô giá trị trong quá trình làm thủ tục này và bị phá hủy.
Hà Thu - Hà Anh (Tổng hợp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên