Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mỹ: Năng suất lao động quý 4 giảm mạnh nhất trong gần 40 năm

Theo Trà My-Khánh Ly (TTXVN/Vietnam+)

Thứ sáu, 05/02/2021 - 15:20

Năng suất của Mỹ giảm 4,8% trong quý cuối cùng của năm ngoái, sau khi tăng mạnh mẽ trong hai quý trước đó - mức tăng theo quý mạnh nhất kể từ quý 2/1981.

Hàng hóa được bày bán trong cửa hàng tại Chicago, Illinois, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ Lao động Mỹ ngày 4/2 công bố số liệu cho thấy năng suất lao động của nước này trong quý 4/2020 đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 39 năm do đại dịch COVID-19.

Năng suất của Mỹ giảm 4,8% trong quý cuối cùng của năm ngoái sau khi tăng mạnh mẽ trong hai quý trước đó. Đây là mức tăng theo quý mạnh nhất kể từ quý 2/1981, khi năng suất giảm đến 5,1%.

Cũng trong quý 4/2020, chi phí lao động tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước đó sau khi giảm 7% trong quý 3.

Năng suất lao động đã có nhiều biến động lớn kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020 và đẩy nước Mỹ vào suy thoái. Sau khi giảm 0,3% trong quý 1, năng suất tăng 10,6% trong quý 2 khi hàng triệu người mất việc làm. Tính chung cả năm 2020, năng suất lao động tăng 2,6%, cao hơn mức 1,7% của năm 2019 và 1,4% năm 2018.

Bà Lydia Boussour, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mỹ của Oxford Economics, dự đoán tăng trưởng năng suất lao động sẽ phục hồi trong những tháng tới, khi nền kinh tế nhận được lực đẩy từ việc ra mắt các loại vắcxin ngừa COVID-19 và gói kích thích tài khóa lớn mà Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực thúc đẩy để Quốc hội thông qua.

Năng suất lao động là một yếu tố chủ chốt trong việc nâng cao tiêu chuẩn sống, vì hiệu quả công việc cao hơn sẽ giúp các công ty trả lương cao hơn cho người lao động mà không làm gia tăng lạm phát. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, năng suất lao động đã tăng chậm lại mà giới chuyên gia không xác định được chắc chắn yếu tố nào gây ra sự giảm tốc này.

Trong khi đó, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã giảm mạnh hơn nữa trong tuần trước.

Dấu hiệu này cho thấy thị trường lao động đi vào ổn định khi chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden bắt đầu nới lỏng chính sách hạn chế đối với các doanh nghiệp do ảnh hưởng đại dịch COVID-19.

Theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 30/1 đã giảm 33.000 xuống còn 779.000, ghi dấu tuần giảm thứ ba liên tiếp và thấp hơn dự báo 830.000 của các nhà kinh tế trước đó.

Sarah House, nhà kinh tế cấp cao tại Wells Fargo Securities ở Charlotte, North Carolina, nhận định số liệu trong những tuần gần đây đã giúp củng cố đồn đoán rằng những tháng tồi tệ nhất đối với thị trường lao động có thể đang lùi lại phía sau.

Những báo cáo mới cho thấy đà phục hồi trong bảng lương của khu vực tư nhân và lao động trong ngành dịch vụ trong tháng Một đã giúp củng cố hy vọng về khả năng tạo việc làm của nền kinh tế Mỹ. Một cuộc khảo sát trong tuần này cũng cho thấy các nhà sản xuất tuyển dụng nhiều lao động hơn trong tháng 1/2020.

Tuy nhiên, trong một thống kê khác, Bộ Lao động Mỹ cho biết có ít nhất 17,8 triệu người Mỹ đã được hưởng trợ cấp vào giữa tháng Giêng. Điều này có thể thúc đẩy Tổng thống Biden đẩy nhanh việc thông qua kế hoạch cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD tại Quốc hội Mỹ.

Trong phát biểu mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định gói kích thích kinh tế lớn là cần thiết để khắc phục “nỗi đau” kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

Robert Frick, nhà kinh tế công ty tại Navy Federal Credit Union ở Vienna, Virginia, cho rằng vẫn còn quá sớm để dự đoán đà phục hồi của thị trường lao động và một gói kích thích bổ sung đóng vai trò rất quan trọng./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm