Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mạng xã hội đặt ra "mối đe dọa hiện hữu" đối với báo chí truyền thống

Ngọc Anh

Thứ hai, 20/06/2022 - 06:36

(Thanh tra)- Mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nguồn thu và lượng độc giả báo chí sụt giảm. Sự an toàn của các nhà báo vẫn tiếp tục bị đe dọa, với con số nhà báo bị giết hại và bỏ tù đang ở mức báo động. Đó là những xu hướng đáng lo ngại mà Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa cảnh báo.

Sự hiện diện thống trị của mạng xã hội đã dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu về báo in truyền thống. Ảnh: Unsplash / Lilly Rum

Một báo cáo mới của UNESCO kiểm tra các xu hướng toàn cầu về quyền tự do ngôn luận cảnh báo rằng, mô hình kinh doanh của các phương tiện truyền thông đang bị "phá vỡ" và cùng với đó, quyền cơ bản về thông tin của chúng ta đang gặp rủi ro.

Theo UNESCO, trong 5 năm qua (2016 - 2021), cả độc giả tin tức và doanh thu quảng cáo đều chuyển sang các nền tảng internet với số lượng lớn. Riêng hai công ty - Google và Meta (trước đây gọi là Facebook) - chiếm một nửa tổng chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu.

UNESCO đã tiến hành phân tích xu hướng phát triển của các phương tiện truyền thông từ năm 2016 đến 2021 và phát hiện ra rằng, doanh thu quảng cáo trên báo chí toàn cầu đã giảm một nửa trong khoảng thời gian 5 năm.

"Ba tic" mng xã hội và "nạn đói" kênh tin tức

Báo cáo của UNESCO chỉ ra rằng, các "cửa hàng" tin tức thường phải vật lộn để có được cú nhấp chuột từ độc giả - những người định đoạt doanh thu quảng cáo cho cơ quan báo chí, và nhiều tòa soạn đã cảm thấy bị áp lực tới mức "kiệt quệ" bởi sự gia tăng của các tiếng nói mới trong không gian trực tuyến cùng những thuật toán của các phương tiện kỹ thuật số.

Tỷ trọng chi tiêu quảng cáo toàn cầu theo phương tiện truyền đạt qua các năm. Nguồn: UNESCO

Nghiên cứu do UNESCO thực hiện giải thích: “Hệ sinh thái kỹ thuật số đã giải phóng một lượng lớn nội dung cạnh tranh và biến các công ty internet lớn thành những người gác cổng mới”.

Hơn nữa, với việc người dùng mạng xã hội tăng gần gấp đôi, từ 2,3 tỷ người trong năm 2016 lên 4,2 tỷ người vào năm 2021, người dùng có nhiều quyền truy cập hơn vào nhiều nội dung hơn và nhiều tiếng nói hơn - mà không nhất thiết phải tìm tới các kênh giá trị gia tăng đặc biệt của nội dung báo chí.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

Theo báo cáo của UNESCO, đại dịch COVID-19 kéo dài hơn 2 năm qua đã làm cho cuộc khủng hoảng của báo chí nói trên trở nên tồi tệ hơn khi làm trầm trọng thêm xu hướng sụt giảm doanh thu quảng cáo, dẫn tới tình trạng đóng cửa nhiều tòa soạn và các nhà báo bị mất việc làm.

Trong đại dịch, báo chí, đặc biệt là báo chí điều tra, là một lực lượng tuyến đầu, mang sứ mệnh cứu sống con người. Tuy nhiên, việc cắt giảm việc làm trong lĩnh vực báo chí khi mà những nội dung sai lệch liên quan đến COVID-19 lan truyền nhanh chóng trên phương tiện mạng xã hội, đã tạo ra một "khoảng trống đáng kể" về thông tin, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Các nhà báo nghỉ ngơi sau một ngày bận rộn tại Hội nghị Khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland. Ảnh: UN News / Laura Quiñones

"Vào tháng 9/2020, hơn 1 triệu bài đăng được lưu hành trên Twitter với thông tin không chính xác, không đáng tin cậy hoặc gây hiểu lầm liên quan đến đại dịch, theo Đài Quan sát “nạn dịch thông tin” COVID-19 (COVID-19 Infodemics Observatory) - một sáng kiến của Fondazione Bruno Kessler", UNESCO thông tin chi tiết.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát đối với 1.400 nhà báo cho thấy, 2/3 trong số họ cảm thấy thiếu an tâm hơn trong công việc do áp lực kinh tế từ đại dịch.

Các nhà báo vẫn đang bị tấn công

Các nhà báo bị tấn công từ nhiều phía.

Bên cạnh những khó khăn về kinh tế, trở ngại vì thông tin sai lệch, thông tin giả tràn lan mà các nhà báo phải đối mặt, trong 5 năm qua, họ cũng tiếp tục là mục tiêu tấn công bị nhắm tới trên khắp thế giới. Sự an toàn của các nhà báo bị đe dọa ngày càng đáng báo động.

Các nhà báo đưa tin về một vụ tấn công khủng bố ở Kenya. Ảnh: UNESCO / Enos Teche

Từ năm 2016 đến cuối năm 2021, UNESCO đã ghi nhận các vụ giết hại đối với 455 nhà báo - những người bị tấn công do đặc thù công việc hoặc khi đang tác nghiệp.

Đáng chú ý, 90% số vụ sát hại nhà báo vẫn chưa được giải quyết, chưa được làm sáng tỏ cũng như chưa đưa ra được sự trừng phạt cho những tội ác này trên toàn thế giới.

Theo báo cáo, ngày càng có nhiều mối đe dọa đối với các nhà báo. Mối đe dọa đến từ nhiều phía, không chỉ từ những người có quyền lực, các nhóm tội phạm mà còn từ những người vận động hành lang tư nhân hay một số thành viên cộng đồng bị kích động để tung ra những lời nói xấu và tấn công những người cầm bút trên môi trường mạng.

Trên thực tế, sự gia tăng bạo lực trực tuyến đối với các nhà báo là một xu hướng mới và đang gia tăng. Cùng với đó là xu hướng ảnh hưởng không cân đối đến các nhà báo nữ trên toàn thế giới.

Một báo cáo năm 2021 của UNESCO cho thấy, hơn 70% nhà báo nữ được khảo sát đã từng bị bạo lực trực tuyến và 1/5 đã báo cáo là nạn nhân của bạo lực trực tiếp liên quan đến các mối đe dọa trực tuyến.

Những hình pht tù đáng lo ngại

Bất chấp những hiểm nguy từ súng đạn, bạo loạn, thậm chí đứng trước nguy cơ mất mạng, các nhà báo vẫn nỗ lực hết mình để cung cấp bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra tại các vùng đất không bình yên.

Thế nhưng, một vấn đề nữa được UNESCO cảnh báo, đó là những cuộc tấn công nhằm vào các nhà báo đưa tin về các cuộc tuần hành, biểu tình và bạo loạn là “phổ biến một cách đáng lo ngại”.

Từ tháng 1 đến tháng 8/2021, UNESCO đã ghi nhận các cuộc tấn công như vậy ở ít nhất 60 quốc gia ở tất cả các khu vực trên thế giới. Kể từ năm 2015, ít nhất 13 nhà báo đã bị sát hại khi đưa tin về các cuộc biểu tình.

Trong khi đó, việc bỏ tù các nhà báo đã lên đến mức cao kỷ lục. Ở nhiều quốc gia, các quy định luật pháp không bảo vệ các nhà báo trước những mối đe dọa này.

Báo cáo trích dẫn dữ liệu từ Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho thấy, 293 nhà báo đã bị bỏ tù vào năm 2021. Đây là con số hàng năm cao nhất trong 3 thập kỷ.

Tin tức có thể truy cập miễn phí trên phương tiện mạng xã hội đã dẫn đến một trở ngại lớn cho việc bán báo. Ảnh: Unplash / Bank Phrom

Khuyến nghị

Trước những xu hướng đáng lo ngại, UNESCO kêu gọi các chính phủ thực hiện hành động theo định hướng chính sách trong ba lĩnh vực chính để bảo vệ an toàn cho các cơ quan báo chí và các nhà báo. Đó là:

Thứ nhất, hỗ trợ về kinh tế đối với các cơ quan báo chí độc lập, đồng thời tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp của các nhà báo. Ví dụ, các chính phủ có thể cung cấp lợi ích thuế cho các hãng tin tức độc lập một cách công bằng và minh bạch, và không ảnh hưởng đến tính độc lập trong công tác thu thập và xuất bản.

Thứ hai, phát triển phương tiện truyền thông và kỹ năng thông tin, để tuyên truyền, đào tạo cho mọi người về sự khác biệt giữa thông tin đáng tin cậy, đã được xác minh với thông tin chưa được xác minh...

Thứ ba, ban hành hoặc cải cách luật báo chí truyền thông để hỗ trợ sản xuất tin tức phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do ngôn luận, đặc biệt là Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm