Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/04/2022 - 19:23
(Thanh tra) - Các nguồn thạo tin mới đây cho hay, các công ty Nga và ngân hàng toàn cầu bao gồm BNY Mellon, Deutsche Bank, Citigroup và JPMorgan có thể hưởng lợi bất ngờ nếu Chính phủ Nga quyết định loại bỏ chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu của các công ty Nga khỏi các sàn giao dịch nước ngoài.
Văn phòng Gazprom tại Nga. Ảnh: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gazprom
Khoản lợi bất ngờ đến từ khoản phí mà ngân hàng phát hành chứng chỉ lưu ký có thể tính theo hợp đồng với các nhà đầu tư khi họ hủy sản phẩm.
Giữa lúc bị áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây, Chính phủ Nga đang chuẩn bị hủy các chứng chỉ lưu ký cổ phiếu dựa trên cổ phiếu của các công ty Nga khỏi các sàn giao dịch nước ngoài, sau đó chuyển chúng thành chứng khoán nội địa. Mục tiêu là nhằm giảm bớt sự kiểm soát của người nước ngoài đối với các công ty này.
Chứng chỉ lưu ký là chứng chỉ do ngân hàng phát hành đại diện cho cổ phiếu của một công ty nước ngoài được giao dịch trên một sàn chứng khoán địa phương. Chúng cho phép các nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu ở nước ngoài theo vùng địa lý và múi giờ của riêng họ.
Có hơn 30 chứng chỉ lưu ký cổ phiếu của các công ty Nga bao gồm Gazprom, Rosneft, Lukoil và Norilsk Nickel được phát hành bởi BNY Mellon, Deutsche Bank, Citigroup, JPMorgan... đang được giao dịch trên thị trường Mỹ và châu Âu .
Hiện không rõ các công ty và ngân hàng có thể kiếm được bao nhiêu hoặc liệu các ngân hàng có tính phí này hay không. Vì nếu làm như vậy, họ sẽ khiến các nhà đầu tư không hài lòng, những người có thể nói rằng động thái đó là không công bằng trong tình cảnh hiện tại.
Theo các thỏa thuận tiêu chuẩn, các chứng chỉ lưu ký có thể bị hủy bỏ bởi tổ chức phát hành hoặc nhà đầu tư. Khi điều đó xảy ra, nhà đầu tư thường nhận được tiền mặt từ việc bán cổ phiếu cơ sở, mặc dù họ cũng có quyền lưu ký cổ phiếu.
Các ngân hàng sẽ tính phí quản lý, thường khoảng 0,05 USD cho mỗi chứng chỉ. Khoản phí này có thể được chia sẻ với các công ty.
Nếu Chính phủ Nga hủy niêm yết các chứng chỉ lưu ký trên, các ngân hàng sẽ phải hủy bỏ những sản phẩm này. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn có thể tính phí nhà đầu tư mặc dù họ bị ép buộc.
Một tính toán do hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) thực hiện dựa trên dữ liệu do các nguồn cung cấp cho thấy các khoản phí có thể lên tới thành hàng trăm triệu USD. Ví dụ, một nhà đầu tư vào Rosneft với 150 triệu chứng chỉ ký quỹ đại diện cho cùng số lượng cổ phiếu trong công ty có thể phải trả 7,5 triệu USD phí hủy chứng chỉ.
Một số nhà đầu tư cho hay các ngân hàng không nên tính khoản phí trên. Một nhà quản lý tài sản toàn cầu nói với hãng tin Reuters rằng nếu Nga thông qua luật hủy niêm yết thì sẽ không tính phí vì các nhà đầu tư sẽ không có lựa chọn nào khác trong vấn đề này. Tuy nhiên, hai nguồn còn lại cho biết các ngân hàng vẫn phải tự trang trải chi phí.
BNY Mellon, Deutsche Bank, JPMorgan và Citigroup cũng như các công ty Nga từ chối đưa ra bình luận về những thông tin này.
Khi các lệnh trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Nga từ cuối tháng Hai, Sàn giao dịch Moskva đã đóng cửa và Ngân hàng Trung ương Nga cấm người nước ngoài chuyển cổ phiếu ra khỏi tài khoản lưu ký của họ. Ngân hàng cũng cấm người nước ngoài bán cổ phiếu của Nga.
Các hạn chế khiến các ngân hàng gần như không thể hủy chứng chỉ theo yêu cầu của nhà đầu tư. Với việc gỡ bỏ lệnh hạn chế các ngân hàng lưu ký gần đây, BNY Mellon, Citi và JPMorgan đã tiếp tục xử lý các yêu cầu hủy lưu ký. Nhưng do các ngân hàng nước ngoài vẫn không bán được cổ phiếu, các nhà đầu tư phải tự thực hiện việc lưu ký. Để làm được điều đó, nhà đầu tư cần có tài khoản ở Nga – thứ nhiều người hiện không sở hữu./.
H.Thủy (Theo Reuters)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà