Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giáo dục phòng, chống tham nhũng cho người nhà lãnh đạo

Hoài Phương

Thứ ba, 02/04/2024 - 12:31

(Thanh tra) - Nhiều trường hợp tham nhũng của cán bộ ban đầu là do người nhà bị mua chuộc, trong khi bản thân cán bộ có thể không hề hay biết. Sự kiện giáo dục nằm trong chiến dịch chống tham nhũng toàn quốc đang được triển khai tại Trung Quốc.

Ảnh minh họa: VCG

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật và Ủy ban Giám sát tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã mời vợ/chồng của 140 công chức cấp cao từ các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước và trường đại học đến dự một sự kiện tuyên truyền, giáo dục về chủ đề phòng, chống tham nhũng.

Theo Thời báo Hoàn cầu (Global Times) ngày 1/4, người tham dự được giới thiệu về các vụ án tham nhũng những năm gần đây. Đáng chú ý trong đó có những vụ liên quan tới thói “gia đình trị” (kéo người nhà vào làm, bao che dung túng người nhà), “tham ô gia đình”; một số mở doanh nghiệp gia đình thông qua tham nhũng; một số chỉ tập trung vào tiền bạc, giúp đỡ người thân quen kiếm tiền bất hợp pháp; có người bị quan hệ gia đình đẩy vào con đường tham nhũng, khiến cả gia đình rơi vào vực thẳm.

Những "tấm gương xấu" về truyền thống gia đình tham nhũng này có sức nặng cảnh báo tới những người tham dự sự kiện.

Vào tháng 3, trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Giám sát Quốc gia đã công bố một báo cáo cho biết 72 người đang bị điều tra và 28 người đã bị kỷ luật.

Trong tháng vừa qua, tổng cộng 6.715 trường hợp vi phạm Quy định 8 điểm về cải thiện đạo đức của Đảng và Chính phủ đã bị điều tra trên toàn quốc, với 9.065 cá nhân bị phê bình, giáo dục (trong đó 6.591 cá nhân bị kỷ luật).

“Tôi đã viết một bức thư cho con tôi vào ngày sinh nhật của cậu ấy, trong đó nói rằng nỗi đau lớn nhất của người mẹ là không giữ được nguyên tắc và thiếu kỷ luật tự giác”, trong hội trường, một đoạn video cho thấy Tang Jun, cựu Bí thư Huyện ủy Tân Điền rơi nước mắt thú nhận lỗi lầm của mình. Sự hối hận muộn màng của cựu quan chức này là một bài học sâu sắc.

Một người tham dự sự kiện giáo dục phòng, chống tham nhũng của tỉnh Hồ Nam cho biết: “Một số nhân vật trong các vụ án rất quen với chúng tôi. Thậm chí có người còn là đồng nghiệp cũ của chồng chúng tôi... Chính việc thiếu sự giáo dục nghiêm khắc và truyền thống gia đình không đúng mực đã khiến họ sa vào con đường tham nhũng”.

Những người tham dự sự kiện đều bày tỏ rằng, truyền thống gia đình liêm khiết, chính trực là nền tảng của hạnh phúc. Và với tư cách là các thành viên trong gia đình, họ phải thiết lập một ranh giới đạo đức rõ ràng, thường xuyên nhắc nhở vợ/chồng tôn trọng, tuân thủ các quy tắc. Đồng thời, giáo dục và quản lý con cái cũng như người thân của mình thật tốt.

Các chuyên gia chống tham nhũng cho rằng, việc đưa thành viên gia đình quan chức vào giáo dục phòng, chống tham nhũng có thể ngăn chặn các lỗ hổng tham nhũng được tạo ra, đồng thời đóng vai trò giám sát.

Nhiều trường hợp tham nhũng của cán bộ ban đầu là do người nhà của họ bị mua chuộc, trong khi bản thân cán bộ có thể không hề hay biết.

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật tỉnh Hồ Nam tổ chức giáo dục phòng, chống tham nhũng cho 140 vợ/chồng các quan chức cấp cao. Ảnh: Hunan Daily

Ông Zhuang Deshui, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xây dựng Chính phủ liêm chính tại Đại học Bắc Kinh, nói với Global Times hôm 1/4 rằng, nếu vợ hoặc chồng của công chức tăng cường giám sát, quản lý những hành vi bất thường của công chức đó trong đời sống hàng ngày thì còn có thể nâng cao tác dụng cảnh báo để kiềm chế hành vi tham nhũng của người có chức vụ công.

“Truyền thống gia đình giống như một ‘bức tường lửa’, là tuyến phòng thủ để đảng viên, cán bộ và gia đình họ chống lại sự cám dỗ. Nếu bức tường này chỉ cần bị thủng một lỗ nhỏ thì ‘ngọn lửa nhỏ’ có thể xuyên qua, nhấn chìm cả gia đình", Zhu Fan, đại diện người tham dự cho biết.

Người này cũng lưu ý, bức tường phải được kiên cố và "tuyến phòng thủ trong sạch, trung thực" cần được duy trì thì gia đình mới có thể phát triển vững mạnh.

"Truyền thống gia đình là biểu hiện quan trọng trong phong cách làm việc của công chức lãnh đạo. Đó là nền tảng quan trọng cho sự thịnh vượng của thừa kế gia đình và là phương thuốc tốt trong cuộc chiến chống tham nhũng", Wang Shuangquan, Tỉnh ủy viên Hồ Nam, lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra kỷ luật tỉnh, đã có bài nói chuyện về ý nghĩa, nội hàm sâu sắc của việc xây dựng truyền thống gia đình liêm khiết, chính trực.

Theo các quan chức địa phương, tỉnh Hồ Nam rất coi trọng việc xây dựng truyền thống gia đình cho cán bộ lãnh đạo, coi đây là đề án cơ bản nhằm làm sâu sắc hơn sự quản lý toàn diện, chặt chẽ của Đảng, là một khía cạnh quan trọng trong đánh giá xây dựng nề nếp, nền văn hóa trong sạch của tỉnh.

Trên thực tế, Hồ Nam coi việc xây dựng truyền thống gia đình cho công chức là trọng tâm trong các cuộc đối thoại, giám sát, kiểm tra, chú ý đào sâu vào những trường hợp điển hình xấu về giáo dục và truyền thống gia đình.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc ngăn chặn tham nhũng thông qua kiểm tra kỷ luật và các cơ quan giám sát khác cũng như các phương tiện truyền thông còn hạn chế. Các thành viên trong gia đình có liên quan trực tiếp đến nỗ lực liêm chính.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.

Ngọc Anh

12:40 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm