Theo dõi Báo Thanh tra trên
Khánh Linh (theo The New Times)
Thứ năm, 05/05/2022 - 10:50
(Thanh tra) - Tổng Thư ký Khối Thịnh vượng chung cho rằng, giải quyết tham nhũng phải là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, bởi tệ nạn này đã tước đi rất nhiều nguồn lực quan trọng vốn dĩ phải dành cho công dân Châu Phi.
Tổng Thư ký Khối Thịnh vượng chung, Patricia Scotland QC, phát biểu tại Hội nghị Khu vực lần thứ 12 ở Kigali, ngày 3/5/2022. Nguồn: Courtesy
Cuộc chiến này nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Tổng Thư ký Khối Thịnh vượng chung Patricia Scotland QC đã đưa ra nhận xét vào ngày 3/5, trong buổi khai mạc Hội nghị Khu vực lần thứ 12 dành cho lãnh đạo các cơ quan chống tham nhũng ở Khối Thịnh vượng chung châu Phi được tổ chức tại Thủ đô Kigali, Rwanda từ ngày 3 - 6/5.
Người đứng đầu các cơ quan chống tham nhũng từ 19 quốc gia thành viên châu Phi trong Khối Thịnh vượng chung đã tập trung tại Kigali cho hội nghị lớn này nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng trong khu vực.
Chương trình được tổ chức với chủ đề “Chống tham nhũng vì quản trị nhà nước tốt và phát triển bền vững ở Châu Phi”.
Bà Scotland chỉ ra rằng, tham nhũng tác động tới kinh tế và phá hoại nền chính trị, muốn chiến đấu với nó cần có sự can đảm.
“Tham nhũng là không thể chấp nhận được. Vấn nạn này không phải là điều không thể tránh khỏi, vì vậy chúng ta nên chủ động ngăn chặn. Không đơn giản chỉ để thực hiện mục tiêu giảm tham nhũng, hối lộ và dòng tài chính bất hợp pháp đặt ra trong Mục tiêu Phát triển bền vững 16 (SDG16), mà là bởi nếu không giải quyết tham nhũng thì chúng ta không thể thực hiện bất kỳ SDGs nào”.
Bà cũng chia sẻ thêm: “Người dân của chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả to lớn của tham nhũng. Tham nhũng làm suy yếu khả năng của các quốc gia. Do đó, chúng ta cần phải giải quyết để cung cấp tăng trưởng kinh tế toàn diện, bền vững và thúc đẩy tiến bộ xã hội”.
Tác động của tham nhũng đối với Châu Phi
Với nỗ lực định lượng vấn đề, Tổng Thư ký Khối Thịnh vượng chung nói rằng, trên toàn cầu, tham nhũng đã dẫn đến những dòng tài chính bất hợp pháp, gây thiệt hại khoảng 1,26 nghìn tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển.
Châu Phi mất hơn 50 tỷ USD mỗi năm bởi các dòng chảy bất hợp pháp, tương đương với tất cả các hỗ trợ phát triển chính thức hàng năm cung cấp cho lục địa này.
Sáng kiến “Châu Phi thịnh vượng” tổng kết rằng, Tiểu vùng Sahara châu Phi đã nhận được gần 2 nghìn tỷ USD đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức từ năm 1980 đến năm 2018, nhưng đã mất hơn 1 nghìn tỷ USD cho dòng chảy tài chính bất hợp pháp.
“Khi nhìn vào toàn bộ Châu Phi, con số thiệt hại tăng lên 1,3 nghìn tỷ USD. Và chúng ta phải hiểu rõ: 1,3 nghìn tỷ USD này có thể giúp 1,4 tỷ người chi tiêu dưới 1,25 USD mỗi ngày thoát khỏi đói nghèo”.
Đối với tham nhũng trong lĩnh vực chi phí y tế, bà cho biết, Tổ chức Minh bạch Quốc tế tính toán tham nhũng gây thiệt hại cho ngành y tế 500 tỷ USD mỗi năm, nhiều hơn số tiền cần thiết cho bảo hiểm y tế toàn cầu.
“Mỗi 100 triệu USD bị mất do tham nhũng, có thể tài trợ tiêm chủng đầy đủ cho 4 triệu trẻ em hoặc cung cấp kết nối nước cho 250.000 hộ gia đình. Và thiệt hại thực tế vượt xa số liệu thống kê”.
Số tiền bị mất bởi tham nhũng sẽ không được đầu tư lại cho địa phương, bởi vậy địa phương sẽ bị mất đi những khoản đầu tư tốt và quan trọng.
Bà Beti Kamya Turwomwe, Chủ tịch Hiệp hội Các cơ quan chống tham nhũng ở Khối Thịnh vượng chung Châu Phi, nhận định rằng: “Khi một ai đó ăn cắp tiền từ đất nước của họ, kể cả sau đó có đem đi giấu ở các quốc gia khác hoặc đút vào trong các tài khoản ở nước ngoài, thì hành động này cũng không thể làm cho khoản tiền tham nhũng đó có được trạng thái an toàn. Bởi lẽ, bất cứ nơi nào được chọn để che giấu, con mắt lớn của tất cả các quốc gia thành viên chúng ta đều có thể soi thấy và luôn có khả năng đưa nó hồi hương trở về đất nước mẹ”.
"Vì vậy, chúng tôi muốn nói với những tên trộm và những kẻ tham nhũng rằng, thông qua hiệp hội này, chúng tôi sẽ lấy lại tiền của mình. Và với nỗ lực tập thể của Hiệp hội Chống tham nhũng Khối Thịnh vượng chung Châu Phi, chúng tôi sẽ lấy lại tiền của mình dù ở bất cứ nơi nào”, bà nhấn mạnh.
Thủ tướng Rwanda, Edouard Ngirente nói rằng, tham nhũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
“Khoản tiền bị tham nhũng là rất lớn và đang tiếp tục làm suy yếu khả năng phục hồi của cộng đồng chúng ta”, ông nói.
“Tham nhũng tạo ra những biến dạng kinh tế và cản trở đầu tư. Các nhà đầu tư có môi trường kinh doanh công bằng và cạnh tranh sẽ tránh đầu tư vào các quốc gia có mức độ tham nhũng cao”, ông nhận xét.
Ông Ngirente cũng cho rằng, các quốc gia thành viên Liên bang châu Phi có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến chống tham nhũng này thông qua việc tăng cường hợp tác với các cơ chế trách nhiệm và hiệu quả.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh