Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 08/05/2014 - 13:52
(Thanh tra) - Bạo động và đụng độ giữa binh lính quân đội Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga vẫn thường xuyên xảy ra tại miền Đông Ukraine, đẩy mối quan hệ giữa hai nước trở nên ngày càng tồi tệ. Chính phủ Ukraine tại Kiev và các nước phương Tây vẫn cảnh giác cao độ và lo ngại Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ "tấn công và xâm lược" miền Đông Ukraine - vốn là khu vực chiến lược quan trọng đối với nền kinh tế và quốc phòng Nga.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Trong lịch sử hiện đại từ thế kỷ 20 đến nay, Ukraine là khu vực có giá trị địa, chính trị quan trọng và thường xuyên chịu sự tác động, giằng xé của 2 luồng ý thức hệ, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Sau thế chiến thứ hai, Ukraine nằm trong sự bao bọc, che chở của Liên Xô, nhưng ngay sau khi Liên Xô tan rã, sự độc lập của đất nước này lại chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản với các nền kinh tế phương Tây.
Cho tới thế kỷ 21, sự trở lại của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội đã một lần nữa đẩy quốc gia này quay trở lại với sự giằng xé Đông - Tây. Liên minh châu Âu luôn muốn Ukraine gia nhập vào đội ngũ của mình, tiến tới gia nhập WTO với sự chi phối kinh tế của Mỹ, EU. Trong khi đó, Nga nỗ lực lấy lại địa vị cường quốc như thời Liên Xô hoàng kim.
Đặc biệt, Ukraine có tầm ảnh hưởng quan trọng với an ninh nước Nga. Hiện nay, Nga cung cấp đến 80% khí đốt cho nước này. 25% xuất khẩu của Ukraine đổ vào thị trường Nga và Ukraine cũng nhập vào hơn 30 % hàng hóa của Nga. Ước tính, Nga kiểm soát tới gần 1/3 nền kinh tế quốc gia này. Ukraine nhỏ bé, nhưng là "miếng bánh béo bở" đối với Nga.
Miền Đông Ukraine, khu vực mà hiện nay lực lượng ly khai thân Nga đang biểu tình và kiểm soát, được giới chuyên môn nhận định là nơi lưu giữ những tài sản giá trị nhất của ngành Công nghiệp quốc phòng Nga. Cụm 50 nhà máy sản xuất thiết bị vận chuyển hàng không, động cơ trực thăng và nhiều phần cứng khác xây dựng tại đây, được ví như là “cánh tay phải” của ngành Công nghiệp vũ khí Nga từ sau khi Nga - Ukraine ký hiệp định hợp tác thương mại, cách đây 2 thập kỷ.
“Trên quan điểm kinh tế và quân sự thì việc chiếm miền Đông và miền Nam Ukraine cực kỳ có lợi cho Nga”, ông Mikhali Barabanov, Trưởng Ban Biên tập Tạp chí Quốc phòng Moscow nhận định. Ông cho biết thêm, việc này sẽ giúp Nga có “quyền kiểm soát các công ty quốc phòng quan trọng, có giá trị”.
Nga và Ukraine có một quan hệ lịch sử bền vững, đặc biệt về mặt kinh tế và quân sự. Hiệp ước thương mại hợp tác trong ngành Công nghiệp quốc phòng giữa Ukraine - Nga trị giá 15 tỷ USD được ký kết thời Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã bị gián đoạn kể từ khi biểu tình tại TP Kiev diễn ra, lật đổ ông Viktor Yanukovych vào tháng 12/2013 và Chính phủ mới được thành lập. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo rằng sự gián đoạn nguồn cung sẽ gây tổn hại cho khả năng quân sự của nước Nga và đồng thời điều này cũng là thảm họa đối với ngành Công nghiệp vũ khí Ukraine.
Theo chuyên gia Serhiy Zgurets, đến từ đơn vị Tư vấn Quân sự Ukraine, hơn một nửa số kho vũ khí hạt nhân của Nga được xây dựng tại Ukraine hoặc sử dụng hệ thống định vị do Ukraine chế tạo.
Các nhà máy trong 8 khu vực của Ukraine có một vị trí chiến lược quan trọng trong ngành Công nghiệp vũ khí, với 1,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng năm, nhờ việc sản xuất thiết bị vận chuyển hàng hóa hàng không Antonov, động cơ máy bay trực thăng tấn công Mi-8/17 và Mi-26, thiết bị cho các tàu ngầm Albatros và tên lửa đạn đạo.
"Chúng tôi hy vọng tình hình sẽ không diễn tiến thành việc chấm dứt hợp tác hoàn toàn", ông Putin bày tỏ quan điểm trong một cuộc họp báo vào ngày 28/3 vừa qua tại Petrozavodsk, Nga. Ông cho biết, Nga cũng đã quyết định thay thế hàng nhập khẩu trong mọi trường hợp xảy ra để tránh tình trạng kinh tế bị lệ thuộc và bị ảnh hưởng trước diễn biến phức tạp tại Ukraine như hiện nay.
Trong lúc này, tại Thủ đô Kiev, Chính phủ Ukraine đang phải vật lộn đối phó với sự thâm hụt ngân sách và mong mỏi gói cứu trợ 17 tỷ USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, khi mà thiếu đi nguồn doanh thu từ ngành Công nghiệp quốc phòng.
Các công ty Nhà nước như Nhà máy Sản xuất động cơ máy bay trực thăng chiến đấu Motor Sich, Nhà máy Sản xuất tua-bin Zorya Mashproekt và Công ty Sản xuất tên lửa đạn đạo Yuzhmash, được đặt tại các khu vực bất ổn nhất của Ukraine. Khu vực từ trung tâm của trung tâm công nghiệp của Ukraine là Kharkiv và Donetsk đến thành phố cảng Odessa, hiện đang chịu sự kiểm soát bởi phe đối lập ly khai thân Nga. Họ đã tổ chức chiếm đóng và chiến đấu với binh lính Chính phủ Ukraine. Tính đến ngày 20/4, đã có hơn 70 người thiệt mạng. Mới đây nhất, vụ đụng độ giữa những người biểu tình và binh lính quân đội Ukraine hôm 5/5 tại TP Slavyansk (miền Đông Ukraine), đã khiến 30 người bị thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Mặc dù lợi ích kinh tế mang đến thật hiển nhiên trong kịch bản "Nga sẽ chiếm miền Đông Ukraina", tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng ông Putin sẽ không đi “nước cờ nguy hiểm” như vậy, vì liệu “cái được có bù lại cái mất”.
Đồng quan điểm với nhận định này, bà Barbara von Ow - Cố vấn Đối ngoại Nga của Chính phủ Đức (từ năm 2008 đến 2013) cho rằng, Nga sẽ không tìm cách thôn tính khu vực trước nguy cơ sa lầy trong một cuộc chiến tranh dân sự, và Moscow chỉ đang nỗ lực để cứu giúp nền kinh tế địa phương.
Mặc dù vậy, nếu quan hệ Ukraine - Nga không cải thiện cũng đồng nghĩa với việc Nga sẽ phải gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm quốc phòng của Ukraine. Có thể Nga không cần đến các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu từ Ukraine, tuy nhiên, đối với vũ khí thì có thể đây sẽ là một mất mát lớn. Cụ thể, Nga sẽ bị thiếu hụt 400 động cơ máy bay chiến đấu/năm và phải trả thêm 10 triệu USD/năm cho Ukraine để duy trì dịch vụ hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của mình.
Chưa kể đến việc nguồn cung bị ngưng lại sẽ gây nên một số vấn đề nghiêm trọng đối với hệ thống vũ khí, theo ông Siemon Wezeman - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết trong cuộc họp báo vào ngày 6/5. Việc sản xuất máy bay trực thăng chiến đấu tại Nga đã bị đình trệ cho đến khoảng năm 2020, sau khi Chính phủ Nga quyết định đầu tư hàng trăm triệu USD để nâng cấp các nhà máy.
Theo số liệu của SIPRI từ năm 2009 - 2013, Ukraine là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 8 trên thế giới và Nga là bên mua lớn thứ 4 các sản phẩm quốc phòng của Ukraine. Do đó, nếu quan hệ hợp tác giữa hai nước không phục hồi, đồng nghĩa với 20 hợp đồng hợp tác bị hủy bỏ thì không chỉ Nga mà Ukraine cũng bị thiệt hại kinh tế vô cùng nghiêm trọng. Ước tính, nước này sẽ mất ít nhất 600 triệu USD/năm, còn chi phí quốc phòng của Nga sẽ đội lên thêm khoảng 2 tỷ USD/năm.
Có vẻ như trước những con số thiệt hại ước tính ban đầu cho cả hai bên, Chính phủ của Nga và Ukraine đều đã có phương án dự phòng cho mình. Trong khi Nga bắt đầu rục rịch tìm nguồn cung mới thì Ukraine lại đang xem xét chuyển hướng xuất khẩu quốc phòng của mình sang phía Đông Âu.
Liệu trước cán cân “được - mất” đối với nền kinh tế Nga, Tổng thống Putin sẽ quyết định ra sao? Liệu miền Đông Ukraine có tiếp tục sáp nhập vào Nga như Crimea trước đó, theo nguyện vọng của người dân nơi đây?
Phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng, ông Vladimir Putin sẽ chọn cách giải quyết hòa bình nhằm chấm dứt khủng hoảng ở khu vực trên, để ngăn chặn sự gián đoạn nguồn cung quan trọng đối với đất nước Nga.
Trong một báo cáo phân tích tình hình của Nga - Ukraine và những ảnh hưởng kinh tế lẫn nhau của Trụ sở Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Anh, tác giả Igor Sutyagin và Michael Clarke có viết: “Xâm lược là phương án, cách thức của thế kỷ 19 trong một mối quan hệ ngoại giao trong thế kỷ 21”, cũng có nghĩa là trong thời điểm hiện tại, xâm lược có lẽ là “hạ sách” mà Tổng thống Vladimir Putin không nên dùng để giải quyết những vấn đề ngoại giao.
Minh Việt
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải