Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ tư, 29/06/2022 - 22:17
(Thanh tra) - Hôm nay (29/6), Đối thoại Biển lần thứ 8 với chủ đề “Kỷ niệm 40 năm UNCLOS: Thúc đẩy hợp tác biển ở Đông Nam Á” đã diễn ra với sự tham gia đông đảo của hang trăm đại biểu tham dự; trong đó có 15 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện từ Liên hợp quốc…
Thúc đẩy hợp tác biển. Ảnh minh họa: Internet
Đối thoại Biển lần thứ 8 tập trung vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các khía cạnh và khả năng hợp tác tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm 4 phiên với các chủ đề: UNCLOS và khu vực Đông Nam Á: Các chủ đề chưa được nghiên cứu đầy đủ; Giảm thiểu khí thải từ các hoạt động vận tải; Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia ở các vùng biển nửa kín: Khía cạnh pháp lý, thực tiễn quốc gia, và tương lai phía trước; Bảo tồn và sử dụng bền vững các khu vực đa dạng sinh học ngoài quyền tài phán quốc gia.
Tại đối thoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh việc thông qua UNCLOS cách đây 40 năm là một dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của Luật Biển quốc tế.
Đó cũng là lần đầu tiên, một khung pháp lý toàn diện, một bản “hiến pháp” của các đại dương được thiết lập. Kể từ đó, UNCLOS đã chứng minh được giá trị phổ quát và được kết tinh thành luật tập quán quốc tế. Cho đến nay, công ước tiếp tục đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển Luật Biển quốc tế, và trong thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia và sự phát triển bền vững của các đại dương và biển cả.
Trong 40 năm qua, trật tự pháp lý được thiết lập theo UNCLOS đã góp phần lớn trong duy trì hòa bình và ổn định quốc tế. Việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế theo đó cũng được đẩy mạnh.
Trước ngày càng nhiều thách thức trên biển, cộng đồng quốc tế cần duy trì thượng tôn pháp luật và tuân thủ một cách thiện chí các nghĩa vụ pháp lý theo công ước, đặc biệt là trong việc đưa ra các yêu sách và tiến hành các hoạt động trên biển.
Các quốc gia cần thúc đẩy hợp tác ở cấp độ quốc tế và khu vực để bảo tồn và sử dụng bền vững các biển và đại dương, đồng thời đảm bảo quyền tự do hàng hải và các hoạt động hàng hải hợp pháp, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh.
Năm 2021, Việt Nam vinh dự là một trong 12 nước sáng lập Nhóm Bạn bè của UNCLOS tại Liên hợp quốc và cam kết tuân thủ và thúc đẩy UNCLOS, Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu mong rằng, nhóm sẽ góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về công ước, chia sẻ các thông lệ tốt trong việc áp dụng công ước để phân định biển, giải quyết hòa bình các tranh chấp và quản lý đại dương, qua đó hỗ trợ việc thực hiện công ước và đáp ứng lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Việc áp dụng các giá trị phổ quát UNCLOS để thúc đẩy hợp tác trên cơ sở tôn trọng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các quốc gia ven biển cũng như các quốc gia không có biển, giữa các quốc gia là thành viên cũng như chưa phải là thành viên của UNCLOS nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy quản lý bền vững Biển Đông.
Để đạt được mục tiêu này, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cho rằng các quốc gia cần nỗ lực tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS; nâng cao lòng tin, tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời, tuân thủ công ước trong việc xác định các yêu sách trên biển và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Tại phiên Đối thoại Biển lần thứ 8, cựu thẩm phán Toà án Luật biển Quốc tế Rüdiger Wolfrum đã nhấn mạnh vai trò cơ bản của công ước đối với sự phát triển của luật biển quốc tế và thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia, và sự phát triển bền vững của biển và đại dương.
Cựu thẩm phán đã phân tích đóng góp của các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế được thiết lập theo Công ước trong việc tạo ra những cơ chế bình đẳng, khách quan, giúp các quốc gia lớn và nhỏ trên thế giới giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
Đồng thời khẳng định, UNCLOS cần được áp dụng một cách toàn diện, không nên tách rời mà cần gắn liền giữa cơ chế giải quyết tranh chấp với tất cả các quy định pháp lý của UNCLOS và luật pháp quốc tế. Phán quyết của các tòa án quốc tế không chỉ thuần tuý ràng buộc với các bên tham gia tranh chấp mà còn là cơ sở cho hợp tác chung, có tác động tới khu vực và cộng đồng quốc tế.
Đã qua 40 năm kể từ khi UNCLOS ra đời, thế giới đang đứng trước những thách thức mới như vấn đề mực nước biển dâng, đánh bắt quá mức… Cựu thẩm phán đánh giá UNCLOS đã là một cơ chế tiên tiến so với các cơ chế truyền thống, song công ước sẽ tiếp tục được cải thiện để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới trong thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà