Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/03/2018 - 09:13
Hôm qua, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trải qua ngày thẩm vấn thứ hai về cáo buộc ông đã nhận 60 triệu USD từ cố Tổng thống Libya Muammar Gaddafi trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2007. Vụ điều tra này liên quan chuyện ông Sarkozy từng rất thân thiết với ông Gaddafi nhưng sau đó sốt sắng điều máy bay đến ném bom Libya.
Ông Nicolas Sarkozy (trái) và ông Muammar Gaddafi tại Paris năm 2007. Ảnh: Independent.
Vụ điều tra đang diễn ra bắt nguồn từ những cáo buộc nổi lên từ năm 2012 khi các quan chức Pháp bắt đầu xem xét một bài báo của trang tin điều tra Pháp Mediapart rằng một doanh nhân người Li-băng gốc Pháp tên là Ziad Takieddine có thể đã làm trung gian để ông Gaddafi rót tiền cho chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy.
Năm 2016, ông Takieddine nói với Mediapart rằng, trong thời gian từ năm 2006 đến 2007, ông đã đưa cho ông Sarkozy và cựu chánh văn phòng tổng thống Pháp các vali chứa đầy tiền mặt do một cựu giám đốc tình báo của ông Gaddafi trao cho từ Tripoli. Ông Takieddine ban đầu chỉ làm vị trí giám sát thang máy, quán bar và nói chuyện phiếm với các chính trị gia và người nổi tiếng tại khu nghỉ dưỡng Isola 2000 (cách thành phố Nice của Pháp khoảng 90 dặm về phía bắc). Nhưng sau đó, ông trở thành nhà môi giới vũ khí chủ chốt trong các thương vụ giữa Pháp, Pakistan và Trung Đông. “Tôi phát hiện ra những điều không nên bị che giấu lâu hơn nữa”, Takieddine nói với Mediapart.
Không may cho ông Sarkozy, luật của Pháp giới hạn các khoản tài trợ tranh cử không được vượt quá 26 triệu USD và các khoản tài trợ của nước ngoài đều bị cấm. Ông Sarkozy bị cáo buộc từng nhận nhiều tiền từ ông Gaddafi rồi “đâm dao vào lưng” bạn cũ gần 7 năm sau đó, vào ngày 19/3/2011 khi lực lượng NATO do Pháp dẫn đầu thả những quả bom đầu tiên xuống Libya. Chiến dịch can thiệp quân sự đó dẫn đến cái chết thê thảm của ông Gaddafi trong tay lực lượng nổi dậy ở Sirte, Libya, 8 tháng sau đó.
Trước đó, quan hệ Sarkozy - Gaddafi thân thiết đến mức ông Sarkozy đã chào đón nhà lãnh đạo Libya trong chuyến thăm vào tháng 12/2007 đến Điện Élysée, nơi hai bên thống nhất các thỏa thuận trị giá nhiều tỷ đô la. Khi ông Gaddafi dựng chiếc lều Bedouin đặc trưng của mình gần cung điện Pháp để ở trong 5 ngày, ông Sarkozy bỏ ngoài tai nhiều lời chỉ trích về chuyến thăm và bảo vệ ông Gaddafi rằng nhà lãnh đạo này đã từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và cam kết từ bỏ chủ nghĩa khủng bố. “Pháp phải đối thoại với tất cả những ai muốn trở lại con đường đáng kính và tái hòa nhập cộng đồng quốc tế”, ông Sarkozy phát biểu vào thời điểm đó.
Phân tích nguyên nhân “gió đổi chiều”
Nhà phân tích người Libya Soeren Kern cho rằng, việc đảo chiều là do tỷ lệ ủng hộ ông Sarkozy giảm đến mức thấp kỷ lục trong các cuộc thăm dò dư luận trước vòng bầu cử tổng thống đầu tiên năm 2012 và sự cạnh tranh gay gắt từ ngôi sao chính trị mới nổi Marine Le Pen, người lúc đó tấn công ông Sarkozy rất mạnh trong vấn đề di cư của người Hồi giáo.
Pháp tuyên bố lập vùng cấm bay ở Libya để bảo vệ dân thường, nhưng theo tài liệu trong vụ các email của bà Hillary Clinton rò rỉ cuối năm 2011, ông Sarkozy cảm thấy bị đe dọa vì ảnh hưởng của ông Gaddafi lên nhóm các nước sử dụng tiếng Pháp ở châu Phi cũng như muốn có trong tay nguồn dầu của Libya. Trong một email gửi tới Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có tiêu đề: “Khách hàng của Pháp và vàng của Gaddafi”, Sidney Blumenthal, một trợ lý của bà Hillary, giải thích rằng, kho vàng bạc khổng lồ của ông Gaddafi đe dọa nghiêm trọng vị trí đồng tiền franc CFA ở Tây Phi khi nhà lãnh đạo Libya hồi đó có ý định thiết lập đồng tiền riêng.
Vài ngày trước chiến dịch can thiệp của NATO do Pháp dẫn đầu năm 2011, về danh nghĩa là để ngăn chặn ông Gaddafi tàn sát những người đối lập vào đỉnh điểm của phong trào Mùa xuân Ả-rập, một phóng viên Pháp hỏi ông Gaddafi rằng ông có cảm thấy bị tổng thống Pháp “phản bội”. “Sarkozy có vấn đề về thần kinh. Nhờ tôi mà ông ta trở thành tổng thống… Chúng tôi cấp tiền để ông ấy chiến thắng”, ông Gaddafi trả lời lúc đó.
Theo Trúc Quỳnh/TPO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên